Từ ngày 1/7, lương của đại tướng cao nhất hơn 24,3 triệu đồng, chưa tính phụ cấp, thấp nhất là công nhân quốc phòng 6,3 triệu đồng.

Quân đội được hưởng các loại phụ cấp nào từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương?

Căn cứ theo tinh thần tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương như sau:

Theo đó, căn cứ theo nội dung nêu trên thì sau khi thực hiện cải cách tiền lương quân đội, công an sẽ được hưởng các loại phụ cấp sau đây:

- Phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động và phụ cấp đặc thù, phụ cấp thâm niên nghề cho quân đội, công an.

- Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã gửi Bộ LĐTB&XH báo cáo tác động của chính sách tiền lương mới đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Trong đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất với Bộ LĐTB&XH về phương án điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của năm 2024.

Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được áp dụng đối với người lao động có khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước ngày 1/7/2024; thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2024 trở đi được tính bình quân toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Với cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo đề xuất thì bình quân 5 năm mức lương hưu của người lao động tăng khoảng 1,5% (chưa tính yếu tố trượt giá), đồng thời lương hưu của người lao động nghỉ sau ngày 1/7/2024 chỉ tăng 0,13% so với người nghỉ hưu tháng 6/2024.

Thực tế, mức điều chỉnh lương hưu tại năm 2004, 2005 chỉ khoảng 10% và xét yếu tố trượt giá vào điều chỉnh lương hưu và tăng trưởng kinh tế năm 2023 thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/7/2024 khoảng 8% là phù hợp (căn cứ mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 là 3,25% và tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 5,05%). Điều này sẽ giúp giảm bớt chênh lệch giữa người hưởng lương hưu trước cải cách tiền lương và người hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2024 trở đi. Vì đây là mức điều chỉnh lương hưu chung cho mọi người hưởng lương hưu, bao gồm cả người lao động trước khi nghỉ hưu đóng bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương do Nhà nước quy định và người đóng bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, với mức điều chỉnh 8% thì dự kiến 6 tháng cuối năm 2024, kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng như sau:

Ngân sách Nhà nước tăng khoảng 1.900 tỷ đồng (trường hợp điều chỉnh bổ sung đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng sau khi điều chỉnh theo mức 8% dưới 3.500.000 đồng/tháng thì kinh phí tăng thêm khoảng 50 tỷ đồng).

Quỹ Bảo hiển xã hội tăng khoảng 6.900 tỷ đồng (chưa bao gồm mức trích đóng bảo hiểm y tế).

Trước đó, theo yêu cầu của Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công giao Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Tư pháp và Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm rõ tác động của việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với các đối tượng khác nhau.

Đặc biệt là lực lượng vũ trang, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở, cơ cấu tiền lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội, đề xuất chỉnh lý các nội dung có liên quan trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Đồng thời, đánh giá tác động đến ngân sách Nhà nước khi thực hiện điều chỉnh, bảo đảm tính chính xác của số liệu, xem xét đầy đủ, toàn diện các khía cạnh.

Bộ Chính trị đã thống nhất với phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7-2024. Vậy, từ ngày 1-7-2024, lương của sĩ quan Quân đội sẽ thế nào?

Căn cứ Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau: Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng.

Mức lương của sĩ quan Quân đội từ ngày 1-7-2024 sẽ tăng so với quy định cũ. Ảnh minh họa: qdnd.vn

Bảng lương sĩ quan Quân đội theo cấp bậc quân hàm được thực hiện theo Mục 1 Bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Mức lương cơ sở hiện hành là 1,8 triệu đồng/tháng.

Từ ngày 1-7-2024 tới, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Hiện mức lương của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được tính theo công thức: Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng.

Như vậy, mức lương của sĩ quan Quân đội từ ngày 1-7-2024 sẽ tăng so với quy định cũ, cụ thể như sau:

* Đáng chú ý, Chính phủ đề xuất thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1-7-2024; chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay. Trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới, tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành.

Như vậy, bên cạnh mức lương hưởng hằng tháng, sĩ quan Quân đội nhân dân cũng được hưởng phụ cấp thâm niên (tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ) cộng với phụ cấp công vụ và phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

*Mời  bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.

Chiều 20-6, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ về kết quả thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian qua và một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì cuộc họp và thông tin về chính sách cải cách tiền lương.

Bộ LĐTB&XH đề xuất tăng thêm 12,5% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng; tăng thêm 20,8% cho các đối tượng chưa được điều chỉnh trong năm 2022, áp dụng từ ngày 1/7/2023.... Dự thảo được gửi xin ý kiến các Bộ: Công an, Nội vụ; Quốc phòng; Tài chính; Tư pháp; Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tại Dự thảo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo;

Ngoài ra, do trong năm 2022, chỉ thực hiện điều chỉnh lương hưu mà không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, nên những người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định khi nghỉ hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ ngày 1/1/2022 cho đến trước ngày 1/7/2023 sẽ thấp hơn 7,4% so với những người nghỉ hưu trước ngày 1/1/2022, (cùng quá trình công tác, cùng hệ số lương) do trong thời gian này, người lao động không được điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội vì lương cơ sở chưa được điều chỉnh. Vì vậy, với những trường hợp này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đề xuất điều chỉnh đối với người hưởng từ trước năm 1995 có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.

Cụ thể, những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 sau khi điều chỉnh tăng thêm 12,5% theo mức điều chỉnh chung, mà có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/tháng trở xuống; tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/tháng.

Với việc điều chỉnh vừa nêu, dự kiến có khoảng 230.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 thuộc đối tượng điều chỉnh do ngân sách nhà nước chi trả, với kinh phí điều chỉnh khoảng 330 tỷ đồng. Dự kiến việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ thực hiện từ ngày 1/7/2023.

Trước đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, ngoài việc tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng thì còn tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp.

Năm 2022, mặc dù không tăng lương cơ sở nhưng nhiều đối tượng đã được tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện cả nước có gần 3,3 triệu người hưởng các chế độ hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Theo quy định hiện hành, thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu phải đủ 20 năm. Điều này được cho là dẫn đến nhiều người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn nên khi hết tuổi lao động, không tích lũy đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.

Vì vậy, trong xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm. Qua đó, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia muộn, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn, được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi hưu trí./.