BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN _________
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng
Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty logistics đáng tin cậy tại Việt Nam, hãy liên hệ với công ty logistics chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Thủ tục xin chứng thư phân tích phân loại - kiểm tra chất lượng
Chứng từ xuất khẩu là một trong những trở ngại lớn trong việc xuất khẩu mặt hàng khoáng sản, trong đó có chứng thư phân tích, phân loại. Theo Văn bản hợp nhất 0/VBHN-BCT 2018 về quy định xuất khẩu khoáng sản, có quy định tại điều 4 - Điền kiện khoáng sản xuất khẩu và Quy định tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu, yêu cầu đối với mặt hàng khoáng sản Rutile không được thấp hơn 85%. Vậy thủ tục lấy mẫu phân tích để đạt yêu cầu trên như thế nào?
+ Sau khi hoàn tất đóng hàng tại kho, hàng sẽ được vận chuyển ra cảng, hạ trực tiếp bãi kiểm hóa
+ Lô hàng khi khai hải quan sẽ 100% luồng đỏ, hải quan sẽ kiểm hóa trực quan hàng hóa
+ Hải quan lấy mẫu, niêm phong mẫu. Doanh nghiệp liên hệ trung tâm kiểm định để giao mẫu. Thời gian kiểm nghiệm 5 - 7 ngày sẽ phát hành chứng thư nếu trường hợp hàng đủ điều kiện xuất khẩu.
Hs Code cho mặt hàng khoáng sản Titan Rutile 87%
Mặt hàng khoáng sản Titan Rutile được chia thuế suất xuất khẩu như sau:
+ Tinh quặng Rutile từ thấp hơn hoặc bằng 83% đến thấp hơn hoặc bằng 87%: Thuế xuất khẩu là 30%
+ Loại khác: thuế xuất khẩu là 40%
Thuế xuất khẩu khoảng sản rutile là bao nhiêu?
Khoáng sản rutile 87% là khoáng sản Oxit Titan được tìm thấy phổ biến trong đá Granitic và các loại đá biến chất, được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp và sản xuất như trong ngành nhựa tổng hợp, chế tạo giấy, vải, da, …Khoáng sản này được khai thác thô trực tiếp từ mỏ đá tại các khu vực như Bình Thuận, Quy Nhơn. Qua chế biến, sàng lọc sẽ cho ra được thành phẩm Rutile 87%.
Hiện nay, thị trường lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này vẫn là Trung Quốc. Các nước với công nghệ tiên tiến khác như Hàn, Nhật, Nga vẫn đang tìm hiểu thêm về chất lượng của mặt hàng này được xuất khẩu từ Việt Nam.
Vậy để xuất khẩu mặt hàng này thì cần những thủ tục như thế nào và làm thế nào để được thông quan xuất khẩu một cách dễ dàng?
Để có thể xuất khẩu mặt hàng khoáng sản, thì doanh nghiệp xuất khẩu phải cung cấp được các chứng từ yêu cầu như sau:
+ Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
+ Packing List (Chứng từ đóng gói hàng hóa)
+ Booking Confirmation (Chứng nhận đã hoàn tất đặt chỗ trên tàu)
+ Sales Contract (Hợp đồng thương mại)
+ Giấy phép khai thác từ Công ty được phép khai thác mặt hàng này
+ Hóa đơn mua bán trong nước (Trường hợp công ty đứng tên xuất khẩu mua lại mặt hàng này từ một công ty khai thác trong nước)
+ Chứng thư phân tích phân loại - kiểm tra chất lượng thành phần
Các bước xuất khẩu Khoáng sản titan Rutile 87%:
Bước 1: Liên hệ người mua hàng ký hợp đồng mua bán sau đó thực hiện đóng hàng vô container sao cho hợp lý.
Bước 2: Kiểm tra chứng từ xuất khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract
Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ
nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Bước 5: Nộp các hồ sơ khai báo hải quan cho hải quan nếu tờ khai rơi vào luồng vàng, đỏ, nếu là luồng đỏ, chúng ta phải nộp hồ sơ kiểm hóa, và kiểm hóa hàng cùng với hải quan.
Bước 7: Lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng, báo cáo thuế và kiểm tra sau thông quan (nếu có).
Bước 8: Sau khi có vận đơn có thể tiến hành làm C/O (nếu cần) và cung cấp toàn bộ chứng từ của lô hàng cho người mua.
Công ty logistics chúng tôi được thành lập từ năm 2008, đến nay công ty đã hỗ trợ hơn 1000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đối tác
Tại Việt Nam công ty logistics chúng tôi có hệ thống văn phòng chi nhánh khắp 3 miền như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bình Dương. và hơn 300 nhân sự
Công ty logistics cước vận chuyển toàn cầu có mạng lưới chi nhánh, đối tác rộng khắp từ China, Taiwan, Korea, Singapore, Malaysia...tới châu Âu, châu Mỹ , Úc luôn đảm bảo cho việc giao nhận hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh và an toàn nhất.
This company has no active jobs
Đăng ký Trang Vàng giúp bạn QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP và tiếp cận với KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC - CÁC NHÀ MUA LỚN khi họ tìm kiếm nhà các nhà cung cấp dịch vụ trên Trang Vàng.
**********************************
LIÊN HỆ TRANG VÀNG 0934.498.168/ 0915.972.356(số Hotline/ )
Bộ Xây dựng vừa có công văn 4159/BXD-VLXD gửi Công ty TNHH cát thạch anh cao cấp Vico về việc hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản cát trắng silic.
Theo đó, việc xuất khẩu các sản phẩm cát trắng silic của doanh nghiệp phải đảm bảo quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật và nguồn gốc khoáng sản hợp pháp theo Thông tư số 04/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Bộ Xây dựng đề nghị Công ty TNHH cát thạch anh cao cấp Vico liên hệ với cơ quan hải quan để thực hiện việc xuất khẩu cát trắng silic theo quy định pháp luật.
Trung tâm Thông tin Nguồn: Công văn 4159/BXD-VLXD.
Bản quyền thuộc về © 2024 FiinGroup.Bảo lưu bản quyền.
Thiết kế và phát triển bởi FiinGroup
- Điều 4, Thông tư 41/2012/TT-BCT, ngày 21-12-2012, quy định về xuất khẩu khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành (có hiệu lực từ ngày 4-2-2013) quy định về điều kiện xuất khẩu khoáng sản như sau:
1- Chỉ có doanh nghiệp (DN) mới được phép xuất khẩu khoáng sản. DN xuất khẩu khoáng sản là DN được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định của Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài;
2- Khoáng sản được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: a) Đã qua chế biến và có tên trong danh mục khoáng sản xuất khẩu (Danh mục tại phụ lục kèm theo thông tư này); b) Đạt tiêu chuẩn chất lượng không thấp hơn quy định tại Danh mục khoáng sản xuất khẩu; c) Có nguồn gốc hợp pháp, cụ thể là: Được khai thác từ các mỏ, điểm mỏ có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, còn hiệu lực; hoặc được nhập khẩu hợp pháp; hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại. Khoáng sản nhập khẩu (để tái xuất hoặc để chế biến phục vụ xuất khẩu) được coi là hợp pháp khi có Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu (bản sao có chứng thực theo quy định). Đối với khoáng sản tịch thu, phát mại, phải có các chứng từ sau: Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ, phiếu xuất kho, biên bản bàn giao tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu bán đấu giá (bản sao có chứng thực theo quy định).
Về thủ tục xuất khẩu khoáng sản được quy định tại Điều 5, Thông tư 41/2012/ TT-BCT như sau: DN khi làm thủ tục xuất khẩu khoáng sản, ngoài việc thực hiện các quy định của Hải quan còn phải xuất trình các loại giấy tờ sau: Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô hàng xuất khẩu, do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp; Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản xuất khẩu, cụ thể là: a) Đối với DN khai thác khoáng sản: Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực; b) Đối với DN chế biến khoáng sản: Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến và hợp đồng mua khoáng sản của DN khai thác khoáng sản hợp pháp hoặc chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ (trường hợp DN sử dụng nguyên liệu khoáng sản nhập khẩu quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 4); c) Đối với DN thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản: Hợp đồng mua khoáng sản kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu khoáng sản ký với DN nêu tại mục a và b nêu trên; hoặc chứng từ hợp lệ mua khoáng sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại (quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 4).
Khi làm thủ tục thông quan, nếu Hải quan cửa khẩu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại thông tư này thì có quyền vẫn cho thông quan, đồng thời tiến hành lập biên bản và lấy mẫu khoáng sản để kiểm tra lại. Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn thì DN xuất khẩu phải chịu phạt theo quy định hiện hành và chịu chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu.