Đây là thông tin được đưa ra tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2021 được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hôm nay (11/4).
IVF không phải lúc nào cũng là tấm vé vàng
Với IVF, bạn vẫn có những thách thức tương tự do trứng và tinh trùng bị lão hóa như bình thường, vì vậy trong khi phương pháp này có thể hỗ trợ cải thiện cơ hội mang thai thành công của bạn trong một chu kỳ nhất định, cơ hội vẫn giảm dần theo tuổi tác.
Duy trì một lối sống và chế độ ăn lành mạnh, và tập thể dục thường xuyên, cũng có thể hỗ trợ gia tăng cơ hội thụ thai thành công của bạn.
“Nhìn chung, các cặp đôi có 30 -35% tỷ lệ mang thai thành công của IVF cho mỗi chu kỳ. Con số này biến đổi tùy theo tuổi của người phụ nữ. Phụ nữ dưới 35 tuổi có 40 - 50% tỷ lệ mang thai thành công của IVF cho mỗi chu kỳ, trong khi các phụ nữ trên 45 tuổi chỉ có 1 - 2% cơ hội mang thai thành công cho mỗi chu kỳ,” bác sĩ Lim chia sẻ. “Nếu bạn không thành công trong lần đầu tiên thử với IVF, khả năng thành công trong chu kỳ IVF thứ hai vẫn tương tự, tức là, khoảng 30 - 35% tổng thể.”
Điều này không có nghĩa, tuy nhiên, rằng những bệnh nhân trên 40 tuổi với cơ hội thành công thấp hơn cho mỗi chu kỳ không bao giờ nên thử lại.
Bác sĩ Lim chia sẻ: “Tôi nhớ trường hợp của một bệnh nhân của mình, chỉ có một quả trứng được thu thập, và mặc cho những thử thách, chị ấy đã hạ sinh một em bé thành công thông qua IVF. Thật ấm lòng khi biết rằng đối với một số cặp đôi, mặc dù có tỷ lệ thành công mong manh, niềm hy vọng vẫn tồn tại.”
Để hiểu thêm về khám sàng lọc khả năng sinh sản và các lựa chọn trị liệu hiện có, hãy trao đổi với một bác sĩ sản phụ khoa.
Tại sao khả năng sinh sản suy giảm cùng với tuổi tác?
Khả năng sinh sản ở cả nam và nữ đều giảm đi theo tuổi tác do một vài lý do sinh học.
Người phụ nữ được sinh ra với tất cả số trứng cô ấy sẽ có trong đời, và khi cô ấy càng nhiều tuổi, số lượng và chất lượng trứng ngày càng giảm sút.
Theo bác sĩ Lim, khả năng sinh sản của người phụ nữ bắt đầu suy giảm đáng kể sau tuổi 35. Sau tuổi 40, những cơ hội có con lại giảm tiếp. Khi người phụ nữ khởi đầu trải qua thời kỳ mãn kinh vào khoảng 50 tuổi, khả năng mang thai một cách tự nhiên gần như bằng không. Tóm lại, tuổi của người phụ nữ là nhân tố quan trọng nhất tác động đến cơ hội thụ thai.
Đàn ông, mặt khác, tiếp tục sản sinh tinh trùng mới xuyên suốt cuộc đời. Tuy nhiên, cả số lượng và chất lượng tinh trùng đều giảm dần theo độ tuổi.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và Tiêm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
IVF không phải là lựa chọn duy nhất khi thử thụ thai, và phương pháp điều trị mà bác sĩ khuyến nghị phụ thuộc rất nhiều vào tiền sử bệnh của bạn và các phát hiện điều tra.
Lấy ví dụ, tiêm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), là một thủ thuật đơn giản hơn và tối ưu hơn về mặt chi phí bao gồm đặt một lượng tinh trùng cô đặc vào trong tử cung của người phụ nữ. Thủ thuật này thường được khuyến nghị cho các cặp đôi trẻ với ít các vấn đề về sinh sản hơn. Tuy nhiên, nếu ống dẫn trứng tắc nghẽn, hoặc lượng tinh trùng ít hoặc độ di chuyển của tinh trùng thấp, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thường được khuyến nghị hơn.
Bác sĩ của bạn sẽ là người có vị trí tốt nhất để tư vấn bạn về lựa chọn lý tưởng cho những trường hợp độc nhất cụ thể của bạn.
Những điều có thể giúp khi bạn đang cố gắng có con
Vì căng thẳng có thể gây khó khăn hơn cho bạn trong việc thụ thai, điều quan trọng là bạn phải học cách kiểm soát căng thẳng và tự chăm sóc bản thân thông qua việc quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
“Tôi đã gặp những trường hợp các cặp vợ chồng không thụ thai thành công mặc dù đã điều trị bằng phương pháp IVF, sau đó thụ thai một cách tự nhiên khi họ ngừng tập trung cố gắng hoặc trong khi đi nghỉ mát vì đã loại bỏ tâm lý chú trọng đến việc thụ thai,” bác sĩ Lim chia sẻ. “Trạng thái tinh thần thư giãn hơn cho họ cơ hội thụ thai cao hơn.”
Một số phụ nữ cũng cảm thấy tập yoga, hít thở sâu, hoặc thiền định hữu ích trong việc giảm tải căng thẳng.
Dưới đây là một vài điều khác cần được cân nhắc mà có thể hỗ trợ cải thiện cơ hội thụ thai của bạn:
Tập thể dục vừa phải có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể và thậm chí giảm tải căng thẳng, từ đó có thể hỗ trợ cải thiện cơ hội thụ thai. Nếu chưa năng vận động, tốt nhất bạn nên bắt đầu với những bài tập đơn giản như đi bộ mỗi ngày. Hãy thận trọng không tập thể dục quá sức, vì tập thể dục quá nhiều có thể gây ra tác dụng ngược lại và làm cản trở sự trứng.
Nếu bạn thừa cân hoặc thiếu cân ở mức độ đáng kể, bạn có thể gặp khó khăn hơn trong việc thụ thai. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao.
Hãy thử có một chế độ ăn uống cân bằng và ăn nhiều thực phẩm nguyên chất ít muối, ít đường và chất bảo quản hơn. Bạn cũng nên uống nhiều nước hơn, loại bỏ caffeine, và uống ít thức uống có đường.
Phụ nữ đang dự định có con cũng nên bắt đầu uống thuốc bổ sung trước khi sinh có chứa ít nhất 400mg axit folic để giảm thiểu nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
Nếu bạn dự định thụ thai, tốt nhất là nên cai thuốc lá và rượu bia vì những thứ này liên quan đến nguy cơ cao hơn đối với các trường hợp trẻ sinh ra nhẹ cân, dị tật bẩm sinh, sẩy thai, và thai chết lưu.
Khám sàng lọc khả năng sinh sản sớm
Các vấn đề về sinh sản phổ biến hơn mọi người thường nghĩ. Với 1 trong 6 cặp đôi phải đối mặt với những vấn đề về sinh sản, bác sĩ Lim khuyên các cặp đôi trẻ nên tìm đến trợ giúp y tế nếu đã thử thụ thai trong một năm mà không thành công. Các cặp đôi trên 35 tuổi không nên để đến quá 6 tháng kể từ thời điểm bắt đầu thử thụ thai mới đến gặp bác sĩ sinh sản.
“Khám sàng lọc khả năng sinh sản ở giai đoạn sớm hơn sẽ hỗ trợ xác định các rắc rối và chỉnh sửa chúng,” bác sĩ Lim phát biểu. “Các rắc rối này bao gồm các vấn đề về cấu trúc như polyp (u nấm) xuất hiện trong khoang tử cung, hoặc bệnh lạc nội mạc tử cung, vốn đã được biết đến làm xói mòn khả năng sinh sản và được cải thiện nhờ phẫu thuật.”
“Nếu không phát hiện vấn đề gì trong suốt quá trình khám sàng lọc khả năng sinh sản, bạn có thể cân nhắc đến quyết định khởi đầu một gia đình ở một thời điểm muộn hơn khi tuổi tác là yếu tố rủi ro duy nhất tác động đến khả năng sinh nở thành công.”
Nói một cách đơn giản, khám sàng lọc khả năng sinh sản là cách thức chịu trách nhiệm và trấn an người khác nhất trong việc có con. Quá trình này tạo nền tảng cho các cặp đôi hoặc tự tin thử có con hoặc nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp một cách kịp thời, và vượt qua trải nghiệm căng thẳng và chán chường của việc cố gắng không thành công trong nhiều năm mà không biết lý do.
Stress ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Các lối sống bận rộn, sự chờ đón dự trù cho một gia đình sắp tới, và áp lực phải thụ thai có thể gây nên căng thẳng. Thêm vào đó, bạn cũng cần phải lưu tâm đến những nhu cầu của người bạn đời trong cuộc hành trình này.
Sự tích tụ căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của cặp đôi.
Mặc dù căng thẳng một cách thoáng qua là điều tự nhiên, các chuyên gia tin rằng mức độ cao của stress hormone (nội tiết tố căng thẳng) như cortisol có thể tác động tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng, đặc biệt nếu bạn phải chịu đựng tình trạng căng thẳng kéo dài hoặc mạn tính.
Ngoài những nhân tố sinh học này, còn có những nhân tố về lối sống cần được cân nhắc, vì những người phụ nữ căng thẳng có thể quan hệ tình dục ít hơn, và dễ dàng tiêu thụ nhiều caffeine và/hoặc rượu bia, hoặc hút thuốc nhiều hơn.