Nếu ai đã đến Quảng Ninh thì chắc sẽ không quên ghé thăm vịnh Hạ Long. Năm ngoái, tôi đã có một chuyến tham quan vịnh Hạ Long với bố mẹ và anh/chị/em. Tôi rất thích thú và nhớ mãi chuyến đi tuyệt vời đó.Đó là một ngày nắng đẹp, từng đám mây trắng nhở nhơ giăng giăng khắp nền trời xanh ngắt. Cả nhà tôi cùng vi vu trên chiếc xe ô tô với rất nhiều hành lí cho chuyến đi chơi biển. Chị em tôi ai cũng háo hức chờ mong đến nơi. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã có mặt ở Hạ Long. Ở đây, không khí thật trong lành và dễ chịu. Những làn gió biển nhè nhẹ mơn man mái tóc tôi.Vẻ đẹp hùng vĩ của vịnh Hạ Long khiến ai nấy cũng phải trầm trồ. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thiên nhiên sống động. Nơi đây mọc lên bao nhiêu là đảo và hang động: hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung, hòn Trống Mái,… với hàng ngàn loài động vật, thực vật phong phú và quý hiếm có ở trên rừng dưới biển. Tôi cùng gia đình đến tham quan động Thiên Cung – một trong những hang động đẹp và nổi tiếng nhất vịnh Hạ Long và trong cả nước.Theo một con đường vách đá cheo leo, cây rừng cho phủ xanh um, chúng tôi thật bất ngờ thấy động hiện ra trước mắt với một vẻ đẹp lộng lẫy đến ngỡ ngàng. Cô hướng dẫn viên kể rằng động Thiên Cung gắn với một truyền thuyết về vua Rồng xưa. Trên vách động là một bức tranh hoành tráng với những đừng nét chạm khắc tinh tế của thiên nhiên mang hình ảnh của những nhân vật cổ tích xưa.Ở ngăn động cuối cùng là nơi nàng Mây trong truyền thuyết đã tắm cho một trăm người con của mình. Cuối một con đường uốn khúc quanh co là nơi chia tay của nàng Mây đem theo năm mươi người con đi khai phá vùng đất mới với Hoàng tử Rồng – chồng nàng cùng năm mươi người con ở lại xây dựng quê hương.Địa điểm tiếp theo mà gia đình tôi đến thăm là đảo Tuần Châu. Đây là nơi cung cấp rau xanh cho thành phố. Chúng tôi mới tới một ngôi nhà bằng tre nứa, song mây đơn sơ đã được dựng cách đây rất lâu. Đó là nơi nghỉ chân của Bác Hồ sau mỗi lần đi thăm vịnh. Trên đảo Tuần Châu, buổi tối, người ta còn tổ chức sân khấu nhạc nước và xiếc cá heo. Bố mẹ cũng đưa hai chị em tôi đi xem. Em trai tôi rất thích thú và chạy nhảy tung tăng. Đó thực sự là một buổi tối rất tuyệt vời.Khi về đến chỗ nghỉ, cả nhà tôi đều thấm mệt nhưng ai nấy vẫn háo hức, thích thú đi ngắm cảnh thành phố Hạ Long về đêm. Cả thành phố lung linh ánh điện trong làn gió mát rượi từ biển thổi vào. Ngày hôm sau, tôi đi tắm biển ở Bãi Cháy nằm theo bờ vịnh Hạ Long. Đến đây, tôi hò reo thích thú cùng làn gió biển lồng lộng. Bãi cát vàng óng trải dài dọc bờ biển. Sóng biển lăn tăn đập vào bờ, từng đợt sóng nối tiếp nhau đùa giỡn.Sau khi tắm biển, chúng tôi tận hưởng những trái dừa tươi ngay trên bờ và ngắm cảnh Bãi Cháy. Đó là một khu du lịch, hấp dẫn khách trong và ngoài nước với địa hình là một quả đồi thấp thoai thoải, được bao quanh bởi những hàng thông cổ thụ. Nơi đây, các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm, mang lại cho thành phố biển một dáng vẻ hiện đại.Khung cảnh nơi đây khiến chúng tôi không muốn rời đi, nhưng rồi cũng phải đến lúc chia tay với Hạ Long. Hạ Long thật là đẹp! Vẻ đẹp ấy chính là món quà độc đáo nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người và vùng đất nơi đây. Nếu có dịp, các bạn hãy đến thăm vịnh Hạ Long để chiêm ngưỡng và tận hưởng những kì thú của thiên nhiên, các bạn nhé!
Bài văn kể về trải nghiệm đi thăm lăng Bác ngắn gọn nhất:
Cuối năm học, nhà trường em có tổ chức cho học sinh đi viếng lăng Bác. Em rất háo hức bởi đây là lần đầu tiên được đến Hà Nội, được nhìn thấy Bác Hồ.
Bảy giờ sáng chủ nhật, chuyến xe bắt đầu lăn bánh. Xe chạy bon bon suốt gần ba tiếng đồng hồ mới đến nơi. Trên suốt chuyến hành trình, em háo hức đến mức cứ mải ngắm nhìn hai bên đường tấp nập. Khi đến nơi, theo sự hướng dẫn của các thầy cô, chúng em xếp thành hàng thẳng tắp, rồi từng lớp một tiến vào lăng. Nơi đây thật đông đúc, mọi người đến thăm lăng rất nhiều, không khí trong lăng thật nghiêm trang. Hai bên lăng, các chú bộ đội đứng canh lăng Bác, nhìn khuôn mặt của ai cũng thật nghiêm trang.
Bác Hồ nằm lặng yên như đang trong giấc ngủ. Khuôn mặt Bác phúc hậu, chòm râu dài bạc trắng, vầng trán cao và rộng. Nhìn thấy Bác, em như thấy lại những lời cô hay kể về Bác, những mẩu thơ, mẩu chuyện ca ngợi tình yêu thương, sự bao dung lớn lao của Người cha già dân tộc. Sau khi viếng lăng xong, cả lớp tiếp tục di chuyển đi thăm những di tích quanh đây, đầu tiên là hình ảnh ngôi nhà sàn – nơi Bác từng sống và làm việc, ao cá của Bác và cả bảo tàng Hồ Chí Minh – nơi lưu giữ nhiều kỷ vật về Bác.
Kết thúc chuyến thăm ngắn ngủi, nhưng lại để lại cho em rất nhiều ấn tượng, lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy một phần cuộc đời của Bác Hồ kính yêu. Chuyến đi đã để lại cho em rất nhiều cảm xúc, sự tự hào và niềm tin yêu, kính trọng Bác, càng thấm thía hơn những bài học về Người. Em rất hi vọng một ngày nào đó không xa, em sẽ được trở lại thăm nơi đây.
Bài văn kể về trải nghiệm đi thăm lăng Bác ý nghĩa nhất:
Cuối năm lớp 5, nhà trường em có tổ chức một chuyến tham quan Phủ Chủ tịch tại thủ đô Hà Nội. Đây là chuyến đi xa đầu tiên của em trong suốt năm năm học nên em rất háo hức, và mong chờ, Các bạn em cũng vậy, mấy đứa tụm đầu lại với nhau, bàn tán sôi nổi về chuyến đi này.
Ngày xuất phát, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, vui tươi như ngày được hội trường. Khi tất cả đã tập trung đông đủ, cô giáo điểm danh và cho các bạn lên xe. Xe lăn bánh chầm chậm, mỗi đứa một ba lô, tạm biệt miền quê giản dị thanh bình để hướng về thủ đô. Xe chạy bon bon suốt gần 3 tiếng đồng hồ mà cả lũ cứ mở tròn mắt, chỉ chỉ cảnh vật bên đường đầy thích thú.
Tới thủ đô Hà Nội thì đã chiều muộn, cả đoàn dừng chân tại khách sạn, ăn cơm rồi tắm rửa và về phòng, nghỉ ngơi để buổi sáng dậy sớm. Đúng 6 giờ sáng hôm sau, chúng emđã có mặt tại sảnh lớn của khách sạn, ăn mặc quần áo học sinh nghiêm trang, lịch sự và theo sự hướng dẫn của các thầy cô rồi đi đến lăng Bác. Đến trước lăng, chúng em phải chờ gần một tiếng đồng hồ mới được vào lăng viếng Bác. Đến khi người trưởng đoàn đọc bài viếng, giới thiệu tên đoàn xong thì cả đoàn cùng đứng ngay ngắn, chầm chậm bước theo hai người lính gác lăng dâng hoa phía trước tiến vào lăng Bác. Qua một quãng đường dài nối đuôi nhau, cuối cùng đoàn cũng đến được cửa lăng. Khác hẳn với nhiệt độ bên ngoài nắng chói chang, trong lăng mát lạnh và yên tĩnh, mọi người đều giữ trật tự, ai cũng tỏ lòng thành kính với vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu, bước đi nhẹ nhàng không một tiếng động. Người nằm trên giường đá ở giữa lăng, ánh sáng nhu hòa màu vàng chiếu lên khuôn mặt hiền từ của Người.
Khi đi hết một vòng trong tẩm lăng, thì cũng là lúc mặt trời đã lên cao, chúng tôi cũng rời khỏi lăng, theo dòng người đông đúc hướng về khu di tích phủ Chủ tích. Địa điểm đầu tiên là nhà sàn nơi Bác ở, căn nhà được phục chế theo nhà sàn mà Bác ở những ngày cuối cuộc đời vĩ đại của mình. Ngôi nhà nhỏ gọn, đơn sơ nằm khiêm tốn tại một góc, hòa vào thiên nhiên bình dị, xinh đẹp. Theo lời của cô hướng dẫn viên, trong nhà những kỉ vật của Bác vẫn còn lưu giữ lại, nơi này nơi kia là nơi Bác ngồi đọc công văn, viết và sửa di chúc, gửi thư cho đồng bào, cho thiếu nhi.
Con đường dẫn vào nhà sàn được bao quanh lấy ao cá Bác Hồ với diện tích khá lớn, nước hồ trong veo, cá chép đủ màu sắc thi nhau bơi lội tung tăng trong nước mát. Vừa đi, cô hướng dẫn viên vừa giới thiệu về lịch sử của nó. Du khách trong nước và quốc tế xen lẫn với nhau, ai cũng trầm trồ về vẻ đẹp của ao cá nơi đây. Địa điểm cuối cùng là Khu Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng em xếp hành trước Viện Bảo tàng trang nghiêm cùng nhau chụp lại tấm hình lưu niệm. Sau đó, cả đoàn tiến gần vào bên trong. Bên trong trưng bày rất nhiều hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người của Bác. Bên cạnh mỗi hiện vật đều để lại một tấm bảng chú thích tên, thời gian mà Bác sử dụng và những câu chuyện xung quanh. Rồi, cô hướng dẫn đoàn lần lượt kể lại cho mọi người những câu chuyện gắn với những di tích ấy. Có rất nhiều câu chuyện mà chúng em cũng chưa bao giờ nghe đến. Vừa tham quan, chúng em vừa được học về lịch sử dân tộc, vừa cảm thán về cuộc đời và những năm tháng kháng chiến của Người, tiếp thu được bao điều ý nghĩa và thú vị.
Chiều đến, chuyến tham quan của chúng tôi cũng phải kết thúc, dù chuyến đi ngắn ngủi nhưng để lại rất nhiều ấn tượng, lần đầu tiên em được tận mắt nhìn thấy một phần cuộc đời của Bác Hồ kính yêu, được nghe những câu chuyện cảm động về Bác. Để rồi sau này, em sẽ luôn cảm giác tự hào và xúc động khi vào lăng viếng Bác vẫn còn in đậm mãi trong tôi.
Viết bài văn phân tích bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất?
Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương là một tác phẩm đầy cảm xúc, thể hiện sự kính trọng, niềm thương nhớ sâu sắc và lòng biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua bài thơ, tác giả đã bày tỏ tình cảm và suy nghĩ của mình khi viếng thăm lăng Bác, nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bài thơ không chỉ là một bài thơ miêu tả về lăng Bác mà còn là một bài thơ thể hiện lòng yêu nước, lòng kính yêu vô hạn đối với Bác Hồ.
Bài thơ bắt đầu bằng một cảm giác rất riêng, sâu lắng của tác giả khi đứng trước lăng Bác. Viễn Phương đã thể hiện sự kính trọng, thiêng liêng khi đến viếng lăng Bác:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Miền Bắc nhớ mong theo Bác một ngày xa.”
Từ "Con" ở đây không chỉ là một cách xưng hô, mà còn thể hiện tình cảm thân thiết, gần gũi của tác giả đối với Bác. Tác giả sử dụng từ "thăm" để thể hiện sự kính trọng, vì "thăm" là hành động của những người kính yêu, tôn trọng. Hơn nữa, “Miền Bắc nhớ mong theo Bác một ngày xa” cũng thể hiện được tình cảm của nhân dân cả nước đối với Bác Hồ, một tình cảm mà không chỉ riêng miền Nam, mà tất cả các miền đất nước đều nhớ thương, kính yêu Bác.
Viễn Phương đã miêu tả rất tinh tế không khí trang nghiêm, linh thiêng khi viếng lăng Bác:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
Hình ảnh "giấc ngủ bình yên" của Bác gợi lên sự thanh thản, an nghỉ của một con người đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước. Bác đã vĩnh viễn ra đi, nhưng giấc ngủ ấy vẫn an lành trong lòng nhân dân, trong sự ngưỡng mộ và yêu thương vô bờ bến.
Bài thơ cũng miêu tả không gian bên ngoài lăng Bác với những hình ảnh giản dị nhưng đầy ý nghĩa:
“Như khói nhang thơm ngát khắp nơi,
Thì còn biết ơn bao giờ cho hết.”
Cảm giác "khói nhang thơm" là một hình ảnh đặc trưng của sự kính trọng đối với những người đã khuất, nhưng cũng gợi lên sự lắng đọng, tôn vinh trong một không gian thiêng liêng. Viễn Phương đã sử dụng hình ảnh này để nhấn mạnh sự trân trọng, niềm kính yêu vô hạn của nhân dân đối với Bác Hồ.
Bài thơ không chỉ là sự miêu tả về lăng Bác mà còn là những cảm xúc sâu lắng của tác giả khi đứng trước sự hy sinh lớn lao của Bác. Tình cảm của Viễn Phương không chỉ là sự thương nhớ, kính trọng mà còn là sự biết ơn đối với những gì Bác đã làm cho dân tộc Việt Nam:
“Con sẽ ghi nhớ mãi trong lòng,
Chân dung Người sáng suốt, tình thương bao la.”
Tác giả thể hiện niềm tự hào vô bờ khi nhắc đến Bác Hồ. Hình ảnh "Chân dung Người sáng suốt, tình thương bao la" gợi lên một tầm vóc vĩ đại, một tư tưởng sáng suốt, một tình yêu thương bao la của Bác đối với dân tộc. Viễn Phương khẳng định rằng, dù thời gian có trôi qua, tình cảm và những bài học của Bác sẽ mãi khắc sâu trong lòng dân tộc Việt Nam.
Cả bài thơ là một chuỗi những cảm xúc kính yêu, tự hào về Bác. Viễn Phương khắc họa hình ảnh Bác như một tấm gương sáng, một người cha già kính yêu của dân tộc, người đã hy sinh cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của đất nước. Dù Bác đã ra đi, nhưng tình cảm của nhân dân đối với Bác không bao giờ phai nhạt.
Câu kết bài thơ thể hiện sự tri ân của tác giả đối với Bác, đồng thời là lời nhắc nhở tất cả các thế hệ mai sau không được quên đi công lao của Bác, để xây dựng đất nước ngày càng phát triển, xứng đáng với những gì Bác đã hy sinh.
Bài thơ "Viếng lăng Bác" sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi nhưng lại rất sâu sắc và đầy cảm xúc. Viễn Phương đã sử dụng những hình ảnh rất chân thực, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa để khắc họa sự kính yêu đối với Bác. Cách dùng từ như "Con ở miền Nam ra", "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên" là cách thể hiện sự thân thuộc, gần gũi và đầy tình cảm. Bài thơ còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật như đối lập, ẩn dụ, so sánh để làm nổi bật hình ảnh Bác và tình cảm của tác giả.
Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương là một tác phẩm đầy xúc động, thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn và tình yêu sâu sắc của nhân dân đối với Bác Hồ. Qua bài thơ, tác giả không chỉ miêu tả cảnh vật bên lăng Bác mà còn bày tỏ tấm lòng yêu thương vô hạn, lòng tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bài thơ là một thông điệp về lòng kính trọng, biết ơn đối với những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam.