Thạc sĩ là gì? Học bằng thạc sĩ để làm gì? Đây luôn là những câu hỏi được phụ huynh, sinh viên quan tâm đến mỗi khi nhắc tới vấn đề định hướng cho lộ trình học sau này. Và nếu như bạn cũng đang chuẩn bị một tương lai xa hơn trên con đường học vấn của mình thì hãy tham khảo bài viết này ngay nhé.
Cách tính điểm GPA ở Việt Nam
Tùy theo chính sách của mỗi bậc học, trường học ở Việt Nam đều có cách tính điểm GPA khác nhau. Nhưng kết quả bạn có được, cho dù là số, chữ cái hay tỷ lệ phần trăm, thì đều tương đương với một điểm chất lượng nhất định.
Điểm trung bình môn ở các trường tại Việt Nam bao gồm: điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ và điểm kiểm tra cuối kỳ chia theo tỉ lệ là 1:3:6. Tỉ lệ này dao động phụ thuộc vào từng môn học.
Cách tính điểm GPA ở đại học có thể khác nhau, nhưng được tính theo công thức chung:
(∑Điểm trung bình môn * số tín chỉ) / Tổng số tín chỉ
(Điểm GPA ở đại học thường được làm tròn đến số thập phân thứ 4 theo quy tắc làm tròn số)
Ví dụ: Bạn học 3 học phần: Lập trình (2 tín chỉ), thiết kế web (3 tín chỉ) và Mạng căn bản (3 tín chỉ). Bạn đạt điểm tổng kết những môn học này là:
Lập trình - C (tương ứng 2 theo thang điểm 4)
Thiết kế web - B (tương ứng 3 theo thang điểm 4)
Mạng căn bản - A (tương ứng 4 theo thang điểm 4)
Nhân số điểm tương ứng với số tín chỉ ở mỗi học phần, bạn có 2 x 2 = 4 điểm Lập trình, 3 x 3 = 9 điểm Thiết kế web và 4 x 3 = 12 điểm Mạng cơ bản. Cộng lại bạn có 25 điểm. Với cách tính điểm GPA đại học, ta chia số điểm này cho tổng số tín chỉ của những học phần bạn đã học (2 + 2 + 3 = 7), từ đó có GPA của bạn: 25/7 là 3,57.
Cách tính điểm GPA của bậc trung học khác hẳn so với bậc đại học. Với các bạn đang học cấp 2 hoặc cấp 3 muốn đi du học thì lưu ý cách tính điểm GPA ở dưới đây:
(∑Điểm trung bình mỗi năm) / Số năm học (bậc THCS ở Việt Nam có 4 năm, bậc THPT ở Việt Nam có 3 năm)
(Điểm GPA ở bậc trung học được làm tròn đến số thập phân thứ 1 theo quy tắc làm tròn số)
Ví dụ: Nếu điểm tổng kết trong 3 năm THPT của bạn là 8.0 – 8.3 – 8.8 thì từ công thức ta có: GPA = ( 8.0 + 8.3 + 8.8) / 3 = 8.3. Như vậy GPA của bạn là 8.3 nếu xét theo thang điểm 10.
điều kiện cơ bản cần đáp ứng để học thạc sĩ
Để có thể theo đuổi được học vị mơ ước, ngoài việc hiểu thạc sĩ là gì, thí sinh cũng cần phải đáp ứng tối thiểu 3 điều kiện cơ bản dưới đây:
Tốt nghiệp đại học là một trong những điều kiện để dự thi thạc sĩ
Người đăng ký dự tuyển chương trình học thạc sĩ bắt buộc nằm trong đối tượng đã học xong và tốt nghiệp đại học, đáp ứng đủ các tiêu chí để có thể công nhận tốt nghiệp đại học hoặc đạt trình độ tương đương trở lên với ngành học phù hợp.
Chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, hình thức đào tạo chính quy quy định đối tượng tham gia dự tuyển phải đạt trình độ khá trở lên xét về thứ hạng tốt nghiệp hoặc có những công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực đã đăng ký.
Bên cạnh các quy định về trình độ văn hóa, khả năng ngoại ngữ cũng là một trong những yêu cầu được Bộ giáo dục quy định rõ ràng.
Theo đó, căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng riêng cho Việt Nam thì đối tượng đăng ký phải đạt Bậc 3 trở lên, có nghĩa là:
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên: ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc chương trình học chủ yếu bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt.
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên: chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung 6 bậc dành cho Việt Nam được cấp bởi cơ sở đào tạo với thời hạn không quá 02 năm.
Có các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn sử dụng, giá trị tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ có giá trị tương đương khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Sự đảm bảo về mặt tài chính cũng là một lưu ý vô cùng quan trọng mà những cá nhân muốn học lên nên cân nhắc kỹ lưỡng bởi vì học thạc sĩ cần một khoản học phí không nhỏ.
Đa phần sinh viên trong thời gian đại học vẫn được gia đình chu cấp ít nhiều nên gánh nặng về kinh tế là chưa quá áp lực. Nhưng thạc sĩ thì khác. Với một khoản chi phí khá lớn dành cho việc này, những người có điều kiện không quá lo ngại nhưng với những ai hoàn cảnh không khá giả thì sẽ cần đắn đo.
Hơn nữa, rất hiếm khi có sự hỗ trợ về mặt học phí của chương trình thạc sĩ dành cho ứng viên theo học so với khi bạn đang là sinh viên đại học.
Có thêm một số yêu cầu khác với ứng viên nếu họ học trái ngành, là người ngoại quốc học thạc sĩ ở Việt Nam hoặc với chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài. Nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu khái niệm về thạc sĩ là gì cũng như những yêu cầu tối thiểu cần có khi muốn học và lấy bằng.
Bằng thạc sĩ chính là sự khẳng định rõ ràng nhất trình độ học vấn cao hơn, chuyên sâu hơn về một lĩnh vực nhất định. Nó vừa thể hiện năng lực văn hóa, đồng thời cũng nâng cao giá trị của người sở hữu so với tấm bằng cử nhân đại học đã quá phổ biến.
Tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp cho bản Thông tin ứng viên của bạn được các nhà tuyển dụng chú ý đến khi xin việc và dành sự ưu ái với hầu hết các vị trí đăng tuyển. Chưa kể, nếu có học vị này thì việc đàm phán mức lương cùng các đãi ngộ cũng có cơ hội tốt hơn đề xuất ban đầu công ty đưa ra.
Khi học thạc sĩ, bạn sẽ được gặp gỡ nhiều thành phần: vừa tốt nghiệp đại học, người đã đi làm... Bạn còn có thể tiếp xúc với các doanh nghiệp, công ty trong quá trình viết luận văn. Do đó, vòng kết nối với xã hội được mở rộng và cơ hội việc làm cũng có khả năng xuất hiện nhờ các mối quan hệ này.
Bằng thạc sĩ cũng giúp cho người sở hữu được cất nhắc lên vị trí cao hơn ở đơn vị đang công tác nếu họ đáp ứng được các yêu cầu đề ra với vị trí còn trống về mặt học vấn lẫn năng lực chuyên môn.
Có đôi khi, vì nhiều lý do khiến bạn không yêu thích chuyên ngành đào tạo bậc đại học mình đã chọn. Và khi hoàn thành chương trình thạc sĩ học trái ngành nhưng đúng với nguyện vọng cá nhân thì tấm bằng ấy sẽ giúp cho bạn tiếp cận với lĩnh vực mình đam mê và định hướng lâu dài.
Bài viết trên đây đã phần nào giúp các ứng viên muốn theo đuổi con đường học lên cao sau khi tốt nghiệp đại học hiểu được
, những yêu cầu cơ bản để ứng tuyển cũng như lợi ích của tấm bằng thạc sĩ.
Dưới đây là khái niệm và cách tính GPA chi tiết dành cho học sinh - sinh viên đang có ý định nộp hồ sơ xin học bổng.Vậy điểm GPA có vai trò như thế nào trong việc xin học bổng. Hãy cùng tìm hiểu để nắm được thông tin rõ ràng cụ thể:
GPA (Grade Point Average) là số điểm trung bình các môn học của một học sinh đạt được sau khi tham dự một kỳ học hoặc một bậc học hay khóa học nào đó. Điểm GPA được xem như thước đo thể hiện kết quả học tập của cá nhân học sinh, sinh viên. GPA chỉ được áp dụng cho bậc giáo dục đại học ở Việt Nam.
Đặc biệt, khi đi du học hoặc xin học bổng GPA ở các trường quốc tế, điểm GPA là một trong những điều kiện bắt buộc phải có. Bên cạnh đó còn đáp ứng một số yêu cầu khác để có thể cạnh tranh với các ứng viên còn lại.
Điểm GPA được chia làm 2 dạng điểm GPA là GPA nói chung và GPA tích lũy (Cumulative GPA), trong đó:
GPA tích lũy, hoặc CGPA là điểm trung bình tích lũy trong một thời gian ngắn như khóa học, học kỳ.
Còn GPA chung là điểm trung bình của một quá trình học, tức là điểm trung bình chung trong cả năm, của các học kỳ cộng lại chia đều.