Mùa thứ tư của chương trình Rap Việt được phát sóng trên các kênh HTV2 - Vie Channel, VTVCab 1 - ON Vie Giải Trí và ứng dụng VieON từ ngày 21 tháng 9 năm 2024.[1] Trấn Thành là người dẫn chương trình của mùa này.

Trình diễn kết hợp cùng HLV và Giám khảo (tập 15 - 14 tháng 12 năm 2024)

Các tiết mục của các thí sinh được ghi hình và phát sóng. Phần trình diễn của khách mời và phần trao giải được truyền hình trực tiếp.

Bảng này không bao gồm thí sinh bị loại từ vòng Chinh phục.

Sự trở lại của Rap Việt đã thu hút sự chú ý của khán giả, tuy nhiên sức hút ban đầu không như ba mùa trước do các chương trình Anh trai "say hi", Anh trai vượt ngàn chông gai đang tạo sức hút lớn. Đã có hơn 5.000 thí sinh nộp đơn đăng ký dự thi chương trình tại buổi casting đầu tiên vào sáng 15 tháng 7. Theo Tiền Phong, điều này cho thấy làn sóng rap trong nền âm nhạc Việt đang phát triển rất nhanh và số lượng người chơi rap qua từng năm đều tăng đột biến. Cũng theo bài viết trên báo này, buổi casting đầu tiên diễn ra êm đềm nhưng sẽ tiếp tục hot khi lên sóng.[12][13] Theo Tuổi Trẻ, đây là cuộc thi truyền hình hiếm hoi tổ chức buổi casting mà thí sinh đến đông đảo và náo nhiệt đến vậy.[14] Số liệu của YouNetMedia cho thấy chương trình đứng ở vị trí thứ 3 trong các chủ đề âm nhạc được chú ý nhiều nhất trên mạng xã hội trong một tuần (với 22.000 lượt thảo luận), tính tới chiều 22 tháng 7.[15] Theo Tiền Phong, với số lượng thí sinh tham gia chương trình như vậy và chỉ khoảng 50 người được chọn vào vòng ghi hình (tức là tỷ lệ chọi 1/100) thì các giám khảo vòng casting chịu áp lực lớn để chọn những thí sinh xứng đáng nhất.[16]

Sáng ngày 21 tháng 8, rapper người Thái Lan F.Hero (Nattawut Srimok) đã được công bố là người sẽ ngồi tại "ghế nóng" của chương trình. Dù hội tủ đủ cả hai yếu tố kinh nghiệm - thành tích nhưng sự xuất hiện của F.Hero tại chương trình vẫn nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Tại thời điểm công bố, nhiều khán giả cho rằng anh sẽ làm giám khảo vì, theo Tuổi Trẻ, anh không biết tiếng Việt nên khó làm huấn luyện viên cho chương trình, và dù anh có thể được cung cấp bản lời đã dịch trước đó nhưng ngôn ngữ vẫn được xem là một trở ngại rất lớn đối với anh. Ngoài ra, có khán giả cho rằng việc mời rapper ngoại về chương trình là không cần thiết vì có nhiều rapper Việt đủ sức ngồi ghế nóng tại chương trình.[17][18][19][20]

Trong thời gian gần thời điểm phát sóng Rap Việt, những phát ngôn trước đây được cho là của rapper B Ray đã khiến cộng đồng mạng bức xúc vì cho rằng có ý xúc phạm, thậm chí liên quan đến chính trị.[21][22] Nhiều khán giả lên án gay gắt hành động này của anh, thậm chí còn đồng loạt yêu cầu chương trình loại B Ray ra khỏi vị trí huấn luyện viên. Tuy nhiên, theo Phụ nữ số, nam rapper vẫn góp mặt tại buổi ghi hình kết thúc ngày 20 tháng 8.[23] Phía ê-kíp sản xuất chương trình vẫn giữ im lặng cho đến khi B Ray lên sóng truyền hình một lần nữa. Tiền Phong cho rằng Rap Việt đã đánh cược khi giữ B Ray lại ghế nóng và với làn sóng chỉ trích vẫn đang diễn ra thì chưa thể đoán trước điều gì khi anh lên sóng truyền hình.[24]

Cho đến khi chương trình lên sóng, sự xuất hiện của B Ray tiếp tục vấp phải những ý kiến trái chiều trên các diễn đàn. Ngay dưới video tập phát sóng và bài hát chủ đề "No Limit", nhiều người đã để lại những bình luận khắt khe dành cho anh, thậm chí tuyên bố tẩy chay chương trình mùa này.[25] Một số người đặt câu hỏi về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với việc giữ B Ray lại và quy kết cho việc này là thiếu tôn trọng khán giả cũng như những giá trị văn hóa của quốc gia. Theo báo Công Thương, những bình luận như "Rap Việt đang đi ngược lại tinh thần yêu nước" và "không thể dung túng cho nghệ sĩ có phát ngôn lệch lạc" phản ánh sự bất mãn của khán giả liên tục xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.[26]

Trong đoạn trailer trước tập 6 (thời điểm chương trình bước vào vòng Đối đầu), rapper HIEUTHUHAI xuất hiện và được giới thiệu là khách mời của đội BigDaddy. Tuy nhiên, việc HIEUTHUHAI ngồi ở hàng ghế giám khảo cùng với JustaTee và Thái VG đã dẫn đến những tranh luận trái chiều khi kỹ năng và kinh nghiệm của anh được nhiều khán giả đánh giá là chưa đủ thuyết phục để ngồi vào vị trí giám khảo, cũng như sự góp mặt của HIEUTHUHAI được cho là biện pháp nhằm thu hút khán giả hơn là về mặt chuyên môn thuần túy. Ngược lại, các ý kiến bênh vực cho rằng HIEUTHUHAI chỉ là người đưa ra nhận xét cho thí sinh trong khi quyền quyết định vẫn thuộc về JustaTee và Thái VG; và những thành công của anh trong thời gian qua đủ để anh có thể đảm nhận vị trí này.[27][28]

Trong tập đầu tiên, nhiều khán giả cho rằng sự xuất hiện của Dương Domic và Pháp Kiều với vai trò hỗ trợ tiết mục "Hào quang" của Shayda đã vô tình chiếm sự chú ý của khán giả nhiều hơn cô. Đây cũng là phần trình diễn khiến khán giả tranh luận vì chỉ có vài câu rap không đúng chất cũng như tiêu chí một chương trình tìm kiếm rapper cần có. Phần xuất hiện thoáng qua của Quang Hùng MasterD, khi anh chỉ lên sân khấu giao lưu và tặng hoa cho giám khảo khách mời cũng bị cho là khá rườm rà.[29][30][31]

Ngành Huấn luyện thể thao (tên Tiếng Anh là Sport Coaching) là ngành học chuyên đào tạo về thể lực, kỹ thuật thể thao, chiến thuật, trí tuệ, tâm lý và đạo đức dựa trên cơ sở các bài tập thể chất, huấn luyện sức bền, sức mạnh, phương pháp huấn luyện, trình độ tập luyện...

Nhiều người cho rằng học ngành Huấn luyện thể thao ra trường chỉ có thể làm huấn luyện viên. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các trường đại học và cả huấn luyện viên đã đi làm thực tế, học ngành Huấn luyện thể thao ra trường các bạn có thể làm rất nhiều công việc khác nhau. Mức thu nhập của ngành này cũng tương đối ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Chương trình đào tạo ngành Huấn luyện thể thao tại các trường đại học

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lý Vĩnh Trường - Trưởng khoa Huấn luyện thể thao (Trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh) thông tin: Chương trình đào tạo ngành Huấn luyện thể thao ở trường bao gồm khối kiến thức đại cương, kiến thức ngành và kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực huấn luyện thể thao.

Ngoài ra chương trình còn có nhiều học phần giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm. Các học phần được thiết kế đa dạng theo hướng cung cấp kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành đồng thời tăng cường rèn luyện khả năng tư duy, làm việc độc lập, hoạt động nhóm; có sự tương thích về nội dung và thể hiện được sự đóng góp cụ thể của mỗi học phần nhằm đạt được chuẩn đầu ra.

Sinh viên theo học ngành Huấn luyện thể thao được học tập và trải nghiệm với số giờ thực hành chiếm thời lượng rất lớn. Riêng với môn huấn luyện chuyên sâu sinh viên trải qua 1050 giờ học trong đó thực hành chiếm khoảng 80%. Các bạn được trang bị những kỹ năng thực hành hơn 10 môn thể thao khác nhau với các nhóm môn thể thao bắt buộc và tự chọn. Ngoài ra, sinh viên được tham gia học tập thực tế tại các lớp trọng tài, tổ chức thi đấu cũng như ứng dụng các trang thiết bị hiện đại trong công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lý Vĩnh Trường cũng cho biết thêm, Trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc trên diện tích 12 ha, có vị trí rất thuận lợi, nằm trong khu quy hoạch chung của Làng Đại học Thủ Đức, cạnh các trường đại học khác và khu công nghệ cao của thành phố.

Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế và tầm cỡ khu vực như đường chạy phủ nhựa tổng hợp, sân bóng đá chuẩn FiFa, phòng tập, bể bơi, trường bắn, khu giảng đường, thư viện điện tử, phòng nghe nhìn, phòng lab, ký túc xá hoàn chỉnh khép kín đảm bảo cho việc sinh hoạt, học tập và rèn luyện của học viên, sinh viên.

Hiện nay đội ngũ giảng viên phục vụ đào tạo ngành Huấn luyện thể thao gồm 186 thầy cô. Trong đó có 143 cán bộ giảng dạy cơ hữu, 1 giáo sư, 11 phó giáo sư, 12 giảng viên cao cấp, 32 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 89 giảng viên có trình độ thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên có cơ cấu hợp lý, trẻ hóa, đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm, được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn giảng viên đại học, trong đó có nhiều giảng viên có kinh nghiệm trong các lĩnh vực giảng dạy, biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, quản lý thể dục thể thao, huấn luyện thể thao, tổ chức sự kiện, trọng tài…

Trong khi đó, Tiến sĩ Dương Mạnh Thắng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng cho hay: Tại trường, chương trình đào tạo ngành Huấn luyện thể thao được xác định rõ ràng, phù hợp sứ mệnh, tầm nhìn của trường, phù hợp mục tiêu giáo dục đại học.

Nhà trường xây dựng, phát triển chương trình đào tạo đạt trình độ đào tạo giáo dục đại học tiên tiến trở thành đơn vị đào tạo có uy tín, chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực thể dục thể thao đáp ứng sự nghiệp thể thao nước nhà và nhu cầu hưởng thụ hoạt động thể dục thể thao của toàn xã hội.

Hiện nay Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng đã ban hành chương trình đào tạo cho vận động viên thể thao thành tích cao theo các chuyên ngành khoa học vận động, chương trình cử nhân thể dục thể thao tài năng. Đây là các chương trình đào tạo đã được cập nhật nội dung mới, phù hợp thực tế đối với công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên thể thao hiện nay cũng như phù hợp về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

Quá trình tổ chức đào tạo thể hiện tính linh hoạt, kết hợp trực tuyến và trực tiếp, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, kiến thức tâm lý, y sinh học thể dục thể thao và các kỹ năng chuyên môn phù hợp, đa dạng, chuyên sâu các môn thể thao. Bên cạnh đó sinh viên còn được học tập theo các chuyên đề thực tế, thực tập và trải nghiệm gắn với thực hiện kế hoạch huấn luyện, tổ chức giải đấu của cá nhân vận động viên theo từng môn thể thao.

Cũng theo thầy Thắng, nhà trường hiện có 2 cơ sở với hơn 40ha, cơ sở chính tại số 44 Dũng Sĩ Thanh Khê, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng với diện tích gần 10ha. Cơ sở vật chất nhà trường trong những năm gần đây đã được trang bị đồng bộ và hiện đại, các môn thể thao đều có sân bãi, nhà tập luyện thi đấu, bể bơi, hệ thống giảng đường, ký túc xá và các trang thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng; Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy có trình độ cao, làm việc sáng tạo và hiệu quả thích ứng với sự hội nhập quốc tế.

Học Huấn luyện thể thao ra trường không chỉ làm huấn luyện viên

Chia sẻ về cơ hội việc làm và mức thu nhập của ngành này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lý Vĩnh Trường khẳng định: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm công tác huấn luyện môn thể thao chuyên ngành ở các câu lạc bộ thể dục thể thao, các đội tuyển thể thao, làm cán bộ chuyên môn trong các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý xã hội về thể dục thể thao hoặc tham gia giảng dạy, huấn luyện, nghiên cứu thể dục thể thao trong các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài ra, các bạn cũng có thể làm tổ chức thi đấu, trọng tài các giải thể thao theo chuyên ngành đào tạo.

Cũng theo thầy Trường, mức lương trung bình của ngành Huấn luyện thể thao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, loại hình công việc, vị trí địa lý, năng lực hay môn thể thao. Tuy nhiên qua khảo sát cựu sinh viên ngành Huấn luyện thể thao hay kết quả công bố của Vietnamworks thì mức lương trung bình của sinh viên ngành Huấn luyện thể thao dao động khoảng 10 -12 triệu đồng/ tháng.

Cùng bàn về vấn đề này, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng cho hay: Học ngành Huấn luyện thể thao, các bạn sẽ tìm thấy nhiều vị trí, cơ hội việc làm hấp dẫn như: Huấn luyện viên các môn thể thao, huấn luyện viên câu lạc bộ gym, huấn luyện viên thể thao giải trí, hướng dẫn viên thể thao các khu nghỉ dưỡng, nhân viên cứu hộ, chuyên viên tổ chức sự kiện thể thao, chuyên viên marketing thể thao…

Thầy Thắng cũng cho biết thêm, mức lương trung bình của cử nhân ngành Huấn luyện thể thao mới ra trường dao động khoảng 7 - 15 triệu đồng/ tháng tùy theo vị trí việc làm.

Anh Dương Văn Thái - người từng được mệnh danh là “huyền thoại SEA Games” với hàng loạt thành tích khủng, kể từ SEA Games 2011 đến 2019 (8 Huy chương Vàng, 1 huy chương Đồng). Hiện anh Thái đang là huấn luyện viên tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Đà Nẵng. Chia sẻ về tiêu chí để trở thành một huấn luyện viên, anh Thái cho hay:

“Thứ nhất, các bạn phải nắm bắt được kỹ thuật các bài tập phù hợp với từng vận động viên. Trước hết là nắm bắt các động tác cơ bản, sau đó là hiểu sâu về bài tập để hướng dẫn cho các vận động viên của mình.

Thứ hai, huấn luyện viên cũng phải tìm hiểu tố chất cũng từng vận động viên một để xây dựng giáo án phù hợp với từng vận động viên chứ không thể 10 vận động viên mà dạy một giáo án y hệt nhau được. Bởi có người thì có tố chất về sức mạnh, có người lại có tiềm năng về sức bền tốt hơn. Chính vì thế, huấn luyện viên phải là người tìm ra được tố chất của từng vận động viên một, biết cách khai thác điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của từng bạn để xây dựng bài tập phù hợp giúp các bạn phát huy tốt khả năng của mình”.

Nam huấn luyện viên cũng cho rằng, khi học ngành Huấn luyện thể thao ngoài làm huấn luyện viên các bạn cũng có thể làm rất nhiều công việc khác nhau như: tự mở các lớp dạy thể thao hoặc tham gia phát triển phong trào thể dục thể thao ở các tỉnh, làm PT hoặc dạy chuyên sâu từng môn thể thao. Ngoài ra, theo anh Thái nếu muốn trở thành giáo viên, các bạn cần học thêm chứng chỉ sư phạm khoảng 6 tháng.

Theo anh Thái, mức lương của ngành này tùy thuộc vào từng vị trí công việc. Với các bạn làm ở những cơ quan, tổ chức nhà nước thì sẽ được hưởng lương theo hệ số chung phụ thuộc vào bằng cấp. Mức lương dao động từ 7-8 triệu đồng/ tháng. Những bạn mới ra trường được ký hợp đồng thử việc mức lương khoảng 5 triệu đồng/ tháng. Mức lương sẽ cao hơn phụ thuộc vào thâm niên công tác cũng như bạn có nâng cấp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hay không. Còn với những bạn làm tư nhân hoặc có điều kiện tự mở trung tâm thì mức lương sẽ do các bạn tự quyết định, có phần nhỉnh hơn.

Anh Thái cũng đưa ra lời khuyên cho các bạn sinh viên khi học ngành Huấn luyện thể thao cần xác định một môn thể thao mình sẽ theo đuổi và tập trung chuyên sâu vào môn thể thao đó như: bóng rổ, cầu lông, điền kinh, bóng bàn…

Ngoài ra, trong quá trình học nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc các ngày hội, sự kiện, cuộc thi về thể dục thể thao để tích lũy thêm kinh nghiệm. Với các vận động viên, khi thi đấu đạt thành tích cao cũng là một lợi thế giúp các bạn có vị trí công việc ổn định hơn.

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đào tạo

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lý Vĩnh Trường, qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo được trên 20.000 cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên thể dục thể thao trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Sinh viên của trường được trang bị toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp nên khi ra trường sớm khẳng định được năng lực công tác, nhiều cựu học sinh, sinh viên của trường đã trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, giáo viên, huấn luyện viên giỏi, được các cơ sở sử dụng nhân lực đánh giá cao.

Trường còn đạt được nhiều thành tựu thể dục thể thao quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, xây cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, tạo vị thế là trung tâm đào tạo, khoa học và công nghệ của khu vực miền Nam và cả nước.

Về hợp tác quốc tế, trường đã thiết lập quan hệ hợp tác với một số trường của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Liên bang Nga, Cu Ba… về đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật trong lĩnh vực thể dục thể thao. Chính vì vậy nhà trường có rất nhiều thuận lợi trong đào tạo ngành Huấn luyện thể thao như: Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết, cơ sở vật chất hiện đại, mối quan hệ hợp tác rộng rãi giúp sinh viên có hội trải nghiệm thực tế…

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi này, trường cũng đối mặt với một số khó khăn như:

Số lượng sinh viên theo học ngành Huấn luyện thể thao ngày càng tăng, dẫn đến áp lực cho công tác giảng dạy và quản lý sinh viên.

Kinh phí đào tạo cho ngành Huấn luyện thể thao còn hạn hẹp, ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành Huấn luyện thể thao chưa cao, dẫn đến khó khăn cho sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Thầy Trường cũng đề xuất cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của sinh viên. Đồng thời, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước về thể thao, các câu lạc bộ thể thao và các đơn vị liên quan khác để tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường thực hành và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm và phát triển năng lực bản thân.

Còn theo Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng, nhà trường có nhiều thuận lợi khi đào tạo ngành Huấn luyện thể thao. Thứ nhất, trường đã có kinh nghiệm tổ chức quản lý đào tạo, tuyển sinh, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên đáp ứng theo quy định. Đặc biệt trường đã đào tạo được một khoá sinh viên là các vận động viên thành tích cao tốt nghiệp đại học, trong đó có những vận động viên tiêu biểu như Hoàng Quý Phước – môn bơi, Phạm Thị Huệ - môn đua thuyền….

Tuy nhiên, nhà trường cũng gặp một số vấn đề khó khăn trong việc tổ chức đào tạo do số lượng sinh viên là vận động viên các đội tuyển quốc gia tham gia tập huấn, thi đấu trong và ngoài nước không đồng nhất về thời gian nên việc xây dựng kế hoạch đào tạo bị ảnh hưởng.

Cũng theo Tiến sĩ Dương Mạnh Thắng, hiện nay, tại các địa phương việc quản lý, kiểm tra các cơ sở tập luyện, dịch vụ liên quan đến thể dục thể thao chưa được nhất quán và chặt chẽ. Tình trạng người không tham gia học đại học, mà chỉ học qua lớp bồi dưỡng cấp chứng nhận sau đó đi làm dẫn đến tình trạng mất kiểm soát về nhu cầu nhân lực được đào tạo đại học chính quy các ngành liên quan đến thể dục thể thao.

Đồng thời, việc tinh giản biên chế trong các cơ quan, đơn vị trong đó có các Trung tâm thể dục thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đáp ứng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Do đó, thầy Thắng đề xuất Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cụ thể và ưu tiên về vị trí việc làm cho các vận động viên đạt thành tích cao sau khi được đào tạo đại học; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có các chế tài kiểm soát các cơ sở dịch vụ liên quan đến lĩnh vực thể dục thể thao.

Nhân Ngày Thể thao Việt Nam 27/3, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lý Vĩnh Trường cũng gửi gắm đến các bạn sinh viên đang theo đuổi ngành Huấn luyện thể thao:

“Đầu tiên, tôi muốn chúc mừng tất cả các bạn đã lựa chọn theo đuổi ngành Huấn luyện thể thao - một ngành học đầy thách thức và ý nghĩa. Ngành Huấn luyện thể thao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phong trào thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và tầm vóc của con người Việt Nam.

Thứ hai, tôi mong muốn các bạn sinh viên luôn giữ vững niềm đam mê với thể thao và không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn. Ngành Huấn luyện thể thao đòi hỏi người học phải có kiến thức về khoa học thể thao, kỹ năng huấn luyện, tâm lý học và khả năng truyền đạt. Do vậy, các bạn cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành những huấn luyện viên có năng lực và uy tín.

Thứ ba, tôi tin tưởng rằng các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển của ngành thể thao Việt Nam. Các bạn sẽ là những người trực tiếp huấn luyện, đào tạo nên những vận động viên tài năng, góp phần đưa thể thao Việt Nam sánh ngang với các nước tiên tiến trên thế giới.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến tất cả các bạn sinh viên và các bạn đã ra trường. Chúc các bạn một ngày 27/3 thật sự ý nghĩa, luôn giữ vững niềm đam mê với thể thao và cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp phát triển thể thao nước nhà”.

Trong khi đó, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng cũng gửi tới toàn thể sinh viên, cựu sinh viên của trường nói chung và ngành Huấn luyện thể thao nói riêng nói riêng lời chúc sức khỏe, sáng tạo nêu cao tinh thần học tập, rèn luyện và phát huy năng lực của bản thân trong công tác nhằm xây dựng phong trào thể dục thể thao nước nhà theo tinh thần dân cường – nước thịnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trở Thành Huấn Luyện Viên Chó – Hành Trình Xây Dựng Một Mối Quan Hệ Đặc Biệt! - Huấn luyện chó không chỉ đơn thuần là việc dạy chúng những lệnh cơ bản. Đây là quá trình kết nối giữa con người và loài vật, xây dựng nên một mối quan hệ đặc biệt, bền vững. Qua từng buổi huấn luyện, bạn không chỉ giúp chó hiểu và thực hiện các lệnh mà còn góp phần làm cho cuộc sống của cả bạn và chúng thêm phần phong phú, ý nghĩa.

- Nghề huấn luyện chó không chỉ là một công việc thông thường. Đó là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng đầy ý nghĩa và niềm vui. Mỗi chú chó mà bạn huấn luyện sẽ trở thành một phần của câu chuyện, một minh chứng cho sự nỗ lực và tình yêu thương của bạn.

- Cho dù bạn đang muốn thay đổi sự nghiệp, tự huấn luyện chó của gia đình, hay bắt đầu một trung tâm huấn luyện chó của riêng mình, PDS có thể hỗ trợ bạn. Với chương trình đào tạo dành cho mọi trình độ, từ người mới bắt đầu đến chuyên gia, bạn sẽ được tham gia thực hành và học tập thực chiến để phát triển kỹ năng huấn luyện chó một cách toàn diện.

- Đây là cơ hội để bạn không chỉ thay đổi cuộc đời mình mà còn giúp đỡ những người khác thông qua những chú chó mà bạn huấn luyện.

Hãy bắt đầu hành trình ý nghĩa này cùng chúng tôi!

Với chúng tôi: "HIỆU QUẢ biện minh cho TẤT CẢ"

Trụ sở: 64 Ngô Xuân Quảng - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

Website: www.huanluyenchopds.com

Chi phí: 16 - 20 triệu tùy khoá học, học đến khi thành nghề.