Đa số người nhập viện có biểu hiện khó chịu, chán ăn, nước tiểu bất thường và rối loạn thận sau khi dùng men gạo đỏ của hãng dược Kobayashi.
Hệ luỵ từ việc sử dụng thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc
Đông y dùng thuốc theo nguyên tắc "biện chứng luận trị", nghĩa là tùy theo chứng trạng biểu hiện ở người bệnh mà sử dụng phép chữa, bài thuốc khác nhau. Không thể dùng một bài thuốc mà điều trị "bách bệnh" như lời đồn thổi trên mạng.
Do đó, nếu tự ý sử dụng thuốc sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ cho sức khỏe:
Những loại thuốc đông dược ngoại nhập không rõ nguồn gốc, thường trộn thêm các thành phần thuốc tây thế hệ cũ 20 – 30 năm về trước với rất nhiều tác dụng phụ, thậm chí hiện bị cấm sử dụng. Do vậy, sử dụng những loại thuốc này dễ dẫn tới ngộ độc cho người dùng lâu dài.
Điển hình như những người bệnh xương khớp (thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp dạng thấp…) thường có xu hướng dùng các thuốc đông y kéo dài. Trong thành phần một số thuốc đang rao bán trên thị trường có chứa các loại thuốc giảm đau chống viêm (corticoid), làm thuyên giảm cơn đau nhanh, khiến nhiều người lầm tưởng thuốc có hiệu quả cao.
Thực chất, corticoid là "con dao hai lưỡi", chỉ làm giảm triệu chứng chứ không điều trị căn nguyên. Corticoid cũng có nhiều tác dụng phụ như giữ nước, mệt mỏi, đái tháo đường, khó lành vết thương, teo cơ, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, tổn thương gan, loãng xương, chậm lớn…
Bên cạnh đó, những loại thuốc đông y còn trộn thêm những kim loại nặng như chì, đồng, kẽm, asen… Khi uống những loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan tim, mắt, gan, thận… Các trường hợp nhiễm độc này cần thời gian điều trị lâu dài, tốn kém, thậm chí chất độc tích tụ trong cơ thể lâu dài còn gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm.
Ngoài các dược liệu thông thường, các sản phẩm đông dược còn có thể chứa nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ khoáng chất như thạch tín, thủy ngân… bào chế sai cách hay sử dụng bừa bãi đều có thể gây độc.
Sử dụng các thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến suy gan.
Với quan niệm thuốc đông y làm từ thảo dược, người bệnh có xu hướng dùng thuốc kéo dài mà không có sự kiểm soát của thầy thuốc, dẫn đến phụ thuộc thuốc, nghiện thuốc, tổn thương gan, thận cùng các cơ quan khác.
Nguy hiểm hơn là thuốc nhập lậu, trôi nổi trên thị trường khi sử dụng gây hại từ từ, không dễ để phát hiện, đến khi phát hiện thì chức năng gan, thận đều đã giảm ở mức độ nặng, thậm chí xơ gan hay suy thận phải chạy thận nhân tạo.
Không ít người khi thấy con trẻ ốm yếu, còi cọc đã mua các loại thuốc thảo dược nhập ngoại để con bồi bổ cơ thể. Thế nhưng, trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm và cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào. Bởi chức năng các cơ quan cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, quá trình hấp thu, chuyển hóa và thải trừ diễn ra kém hơn, nên độc tính của thuốc đối với trẻ em thường rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
Nếu sử dụng dược liệu cho trẻ một cách tùy tiện, không rõ nguồn gốc, thành phần, theo lời mách bảo hay theo người không có chuyên môn thì không những không mang đến lợi ích sức khỏe mà còn gây hại cho trẻ và cả sự phát triển sau này của trẻ.
Vì thế, người dân cần tỉnh táo khi lựa chọn phương pháp điều trị, cảnh giác và tránh xa những lời truyền miệng hay hình ảnh quảng cáo về các loại thuốc nhập ngoại trên mạng xã hội, mạng internet.
Đồng thời, cần phải ý thức rõ, thuốc dù là tân dược hay thuốc đông y không thể sử dụng tùy tiện, không theo kê đơn của bác sĩ và không phải thuốc đông y là lành tính, ít tác dụng phụ.
Bạn nên thăm khám và điều trị tại các bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện có khoa y học cổ truyền khi có nhu cầu sử dụng thuốc thảo dược.
Thuốc hay thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược nhập ngoại cần có đầy đủ nguồn gốc xuất sứ với các tiêu chí cơ bản như: Tên, địa chỉ nhà sản xuất; được cấp phép bởi Cục quản lý Y Dược cổ truyền Bộ Y tế; có đầy đủ hạn sử dụng; thành phần của thuốc, hàm lượng từng thành phần rõ ràng; công dụng của từng thành phần thuốc, công dụng của thuốc; chỉ định và chống chỉ định; cách dùng; liều lượng; thận trọng khi sử dụng; tác dụng phụ của thuốc; bảo quản thuốc…
Tất cả giường bệnh hiện có trong bệnh viện không đủ dài để anh nằm nên gia đình anh Hồ Văn Trung đã phải tự bỏ chi phí, đóng một chiếc giường mang tới bệnh viện cho anh. Chiếc giường bệnh của anh dài tới 2m6. Cách đây 5 năm, trong một lần kiểm tra sức khỏe, anh Hồ Văn Trung cao 2m35, nặng hơn 110kg.
Được biết nhà anh có 4 anh em, các anh em của anh Trung có chiều cao trung bình từ 1m65 đến gần 1m8. Do điều kiện sống không đảm bảo và không được thăm khám, chữa trị kịp thời, anh Trung bị suy thận mãn và phải điều trị tại Khoa Lọc máu.
Hiện anh Hồ Văn Trung sống tại xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển với nghề làm vuông tôm, phụ giúp gia đình nuôi 2 người em đang học đại học.
Với chiều cao vượt trội, anh Trung có thể thách thức kỷ lục cao nhất Việt Nam và gây tò mò cho những người gặp anh bởi vẻ ngoài khổng lồ của mình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!