Từ truớc đến nay, các chùa chiền đã tạo quá nhiều hình-tượng. Đành rằng vì tôn kính đấng Từ-Bi mới làm ra thờ-phượng Ngài, nhưng cũng có kẻ lợi-dụng để thủ lợi. Bây giờ chúng ta không nên tạo thêm nữa. Làm thế, chúng ta không có ý hủy-báng sự phượng thờ của các chùa-chiền. Cách thờ-phượng ấy tùy theo điều kiện các sư mà chúng ta cũng có thể sùng ngưỡng đặng. Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm-hồn hơn ở vào sự hào nháng (nhoáng) bề ngoài. Từ trước, chúng ta thờ trần điều là di-tích của Đức PHẬT THẦY TÂY-AN để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức PHẬT, nên toàn thể trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy, chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô-thượng của nhà Phật.

Sự ra đời của Phật Giáo Hòa Hảo

Vào năm 1993, dựa trên nền tảng Đạo Phật và những điều giác ngộ mà Huỳnh Phú Sổ đã lập nên Phật giáo Hòa Hảo tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).

Ông Huỳnh Phú Sổ còn được mọi người biết đến là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”. Ông tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri” khi chưa tròn 18 tuổi. Huỳnh Phú Sổ tự nhận biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”.

Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ. Đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo.

Xem thêm: Các mẫu tượng phật bằng đá đẹp

Người tin theo Huỳnh Phú Sổ ngày càng nhiều. Ông khai đại chính tại nhà mình và lấy tên ngôi làng Hòa Hảo để đặt cho tôn giáo của mình.

Chủ trương của Phật Giáo Hòa Hảo đúng theo tinh thần vô vi mà Đức Thích Ca Mâu Ni đề ra đó là thờ phượng đơn giản. Chủ yếu hình thức thờ cúng hướng về nội tâm, không cầu kỳ phức tạp.

Tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

điều cấm kỵ trong Phật Giáo Hòa Hảo

Trong giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo có 8 điều cấm mà bất cứ tín đồ nào cũng không được phạm phải:

Hy vọng với những thông tin của bài viết, các bạn đã hiểu hơn về Phật Giáo Hòa Hảo.

Xem thêm: Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bằng Đá Đẹp

Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.

TỔ ĐÌNH ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ MỪNG ĐẠI LỄ

KỶ NIỆM NGÀY KHAI SÁNG ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Hằng năm, cứ đến ngày 18 tháng 5 âm lịch, người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nơi nơi đều háo hức chào mừng Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo. Vào mùa đại lễ, trong nhà, ngoài phố, nhất là tại các điểm lễ dường như khoác lên mình chiếc áo mới, vừa trang nghiêm, vừa ấm áp, điểm xuyết nét tươi tắn. Năm nay, Tổ đình Đức Huỳnh Giáo Chủ càng nổi bật hơn, cách điệu những hình tượng mà Đức Thầy đã đề cập trong Sấm giảng Thi văn.

Chờ chúng sanh niệm Phật chí tâm.”Một cổng chào khá to đã được dựng lên cặp theo hàng rào nhìn ra mặt lộ. Nét sáng tạo mới và cũng là đặc trưng của Tổ đình năm nay là pa nô thiết kế theo hình dáng cổng tam quan lợp ngói âm dương thật hoành tráng được trang trọng đặt trong sân Tổ đình phía sau cột cờ nước và cờ đạo. Bên dưới cổng, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cử động được, cưỡi rồng xanh uốn lượn trong mây trông thật sinh động. Song song với hình tượng thanh long là một chiếc thuyền bát nhã. Chếch ra đằng sau về phía trái, bức tranh Tam thế Phật và Chư tiên ngự tòa sen cùng các tín đồ đang niệm Phật gợi lên nội dung câu giảng của Đức Thầy:

Chờ chúng sanh niệm Phật chí tâm.”

Dù vài ngày nữa mới đến ngày chánh lễ, nhưng khách thập phương đã tập trung về khá đông. Nhà ăn lúc nào cũng đông khách, nói cười thật là rôm rả. Lương thực, thực phẩm các nơi cứ liên tục chuyển về ủng hộ để chuẩn bị phục vụ bà con. Một trong những thuận lợi lớn của Tổ đình là được chính quyền quan tâm hỗ trợ nhiều mặt, nhất là về an ninh, trật tự.

Bửa cơm chay thấm đậm nghĩa tình

Cô Tư, người đứng đầu Ban Phụng tự Tổ đình rất vui và xúc động trước tấm lòng hướng về cội nguồn của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Cô cho biết: Cô và Ban Phụng tự Tổ đình nguyện đem hết sức mình phục vụ tốt đường hướng “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc”.