Rất nhiều người thường xuyên áp dụng phương pháp truyền nước biển khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược mà không hề để ý các tác hại gây ra nếu truyền nước biển quá liều hoặc truyền nước biển sai cách. Chỉ nên thực hiện truyền nước khi thực sự cần thiết và đã có sự chỉ định của bác sĩ.

Cơ thể mệt mỏi thì truyền nước biển, đúng hay sai?

Thực tế, rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, biếng ăn, khó ở trong người… là nghĩ ngay đến việc truyền nước biển nhằm hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường có rất nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, bệnh nhân cần phải hiểu thêm việc truyền nước biển có những tác dụng gì, có an toàn và đơn giản như vẫn nghĩ?

Việc tự ý truyền nước biển tại nhà khi không có đủ phương tiện xét nghiệm để biết cơ thể đang thừa hay thiếu chất gì trong máu, có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà bạn không thể lường trước được.

Trong cơ thể của mỗi người, đều có các chỉ số về trung bình trong máu, đường, các chất điện giải, muối,... Nếu một trong các chỉ số trung bình trên thấp hơn mức cho phép thì lúc đó chúng ta cần phải bù đắp, nhưng làm sao biết được lúc nào bù đắp, và bù đắp bao nhiêu thì đủ? Do đó chúng ta cần phải làm các xét nghiệm để biết được rằng việc truyền nước biển có cần thiết biển hay không.

Các bác sĩ, y tá sẽ dựa vào những kết quả xét nghiệm chỉ định được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần truyền nước biển. Tuy nhiên, trong một số ca mà các bác sĩ tuy chưa có được những kết quả xét nghiệm vẫn phải cho bệnh nhân truyền nước biển như: bệnh nhân bị mất nước, bị ngộ độc, suy dinh dưỡng nặng, mất máu, trước và sau khi giải phẫu...

Các thời điểm cần truyền nước biển

Truyền nước biển sẽ là liều thuốc hiệu quả khi được dùng đúng bệnh, đúng lúc, đúng liều. Việc lạm dụng truyền nước biển truyền hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiều tai biến. Người bệnh cần được truyền nước biển trong các tình huống sau:

Truyền nước biển không đúng cách, không đúng liều lượng quy định sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như:

Thêm vào đó, bệnh nhân còn có nguy mắc phải các biến chứng như:

Phương pháp truyền nước biển chỉ an toàn khi có chỉ định bác sĩ, để xác định cơ thể bệnh nhân và cần những loại truyền nước truyền gì. Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền nước biển về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Ngoài ra, nơi truyền nước biển phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố. Người truyền nước biển phải có trình độ chuyên môn. Điều quan trọng là người bệnh phải được theo dõi thật sát trong suốt quá trình truyền nước biển, để khi xảy ra tai biến hay biến chứng sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.

Tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn thế giới. Bệnh làm tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến mất thị lực...

Mùa đông với thời tiết lạnh giá, độ ẩm không khí thấp, khiến cơ thể dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Các vị thuốc từ thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức...

Nếu con bạn bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng một trong các bài thuốc dưới đây để giúp trẻ lên cân.

Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)... Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình.

PTO- Sinh thiếu tháng, cháu bé chỉ cân nặng 800g. Ngay cả đối với một số bệnh viện tuyến trên cũng ít người dám chắc cháu bé có thể vượt qua được...

Cây mã đề, tên khoa học Plantago asiatica, họ mã đề (Plantaginaceae). Tên chữ Hán là xa tiền thảo, xa tiền thái. Hạt mã đề gọi là xa tiền tử.

Vẫn là canh xương hầm, canh cá, canh gà.... nhưng ở từng độ tuổi, thể trạng mà món canh có tác dụng khác nhau.

Nhiều người có thói quen mua rau từ hôm trước để đến hôm sau ăn hoặc ngâm rau trong nước cả buổi nhằm loại bỏ chất bẩn trước khi nấu là chưa hợp lý.

Nếu bị chảy máu do bệnh trĩ, bệnh lỵ, hay rong kinh, băng huyết, cây huyết dụ có thể giúp cầm máu và cải thiện bệnh.

Phômai, bơ, sữa chua, kem lạnh… rất phổ biến trong chế độ ăn nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng có lợi nhất cho sức khoẻ.

Tắc kè có tên trong y học cổ truyền là cáp giới. Các vùng nông thôn Việt Nam, nhiều gia đình đã nuôi tắc kè, nó ở trong các hốc cột nhà hoặc nằm ở dưới các lớp ngói âm dương.

Thoái hóa điểm vàng-đục thủy tinh thể làm giảm thị lực, dẫn đến mù lòa ở người trung, cao tuổi.