Đối với việc học tiếng Anh, kỹ năng nghe hiểu là rất quan trọng. Khi bé nghe được những phát âm từ vựng tiếng Anh chính xác, bé có thể hoàn thiện kỹ năng phát âm của mình và tự tin giao tiếp tiếng Anh. Tuy nhiên, kỹ năng nghe được nhiều giáo viên nhận định là một kỹ năng khá khó.
Luyện nghe tiếng Anh qua trò chơi
Luyện nghe tiếng Anh cho bé thông qua các hoạt động vui chơi với bạn bè là một cách thú vị và hiệu quả để bé tiếp xúc và nâng cao khả năng nghe hiểu trong môi trường thực tế.
Cha mẹ có thể tạo điều kiện cho bé tham gia các trò chơi tiếng Anh cùng với bạn bè đồng trang lứa và có sự hướng dẫn của giáo viên có chuyên môn.
Những hoạt động vui chơi trong môi trường tiếng Anh giúp bé hòa mình vào những tình huống tự nhiên, thú vị và đầy ý nghĩa.
Khi tham gia vào các trò chơi, bé sẽ nghe và thấy cách mà giáo viên và bạn bè phát âm tiếng Anh một cách tự nhiên.
Điều này giúp bé tiếp xúc với cách diễn đạt đa dạng và cải thiện khả năng nghe hiểu.
Việc chơi cùng bạn bè cũng giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh một cách tự tin.
Trong môi trường nhóm, bé sẽ được khuyến khích thảo luận, trao đổi ý kiến và thể hiện ý của mình bằng tiếng Anh.
Nhờ vào việc này, bé sẽ định hình vốn từ vựng riêng và rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và chính xác.
Phương pháp nghe tiếng Anh thụ động, còn gọi là nghe vô thức mang đến cho bé cơ hội nghe những cuộc trò chuyện mà không cần tập trung một cách quá cao.
Đây là cách tuyệt vời để bé tiếp xúc với ngôn ngữ mới, giúp bé dần dần làm quen với ngữ điệu, trọng âm, và âm tiết trong tiếng Anh.
Đây là lựa chọn tốt cho các bé dưới 6 tuổi hoặc những bé mới bắt đầu học tiếng Anh.
Qua việc nghe thụ động, bé sẽ dễ dàng thu thập và lưu giữ các câu giao tiếp, giúp bé phản xạ nghe một cách tự nhiên và nhanh chóng.
Giao tiếp tiếng Anh với con thường xuyên
Theo như phân tích của các chuyên gia giáo dục, kỹ năng nghe và nói trong tiếng Anh là hai kỹ năng tác động qua lại và có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Nếu bé học tốt kỹ năng nghe thì khả năng nói cũng sẽ được nâng cao, và ngược lại.
Do đó, bố mẹ có thể phát triển kỹ năng nghe tiếng Anh cho bé thông qua việc giao tiếp.
Hãy hỏi về những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày của bé cũng như các chủ để mà bé quan tâm.
Bố mẹ cần lưu ý là hãy chọn những mẫu câu tiếng anh giao tiếp hàng ngày cho trẻ em thật đơn giản và gần gũi với bé nhé!
Nếu bố mẹ chọn các câu giao tiếp quá khó, bé sẽ không thể hiểu được nội dung của buổi giao tiếp và hiệu quả của việc luyện nghe sẽ không đạt được như mong đợi.
Tại sao bé thường không hứng thú với việc học nghe tiếng Anh?
Các bé nhỏ tuổi thường sẽ không cảm thấy có động lực để học nghe tiếng Anh nếu không nhìn thấy được kết quả rõ ràng. Bé sẽ bị mông lung và không thể hiểu được tại sao mình phải luyện nghe tiếng Anh.
Chính điều này sẽ làm cho bé không còn cảm thấy hứng thú với việc học và dễ dàng chán nản, từ bỏ.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Paul Thompson - Giáo sư thần kinh học tại UCLA: “Phần não bộ con người chuyên dùng để học ngôn ngữ mới phát triển nhanh chóng nhất từ 6 đến đầu tuổi vị thành niên (11 - 15 tuổi).”
Để cải thiện vấn đề này, đầu tiên, bố mẹ nên là người định hướng lộ trình học tập đúng đắn cho bé.
Hãy cho bé thấy được rằng, việc luyện nghe tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ có thể giúp con phát triển toàn diện kỹ năng tiếng Anh trong tương lai.
Không những thế, niềm đam mê học tập trong tiếng Anh cũng giúp bé học tốt hơn trong các môn học còn lại.
Khi bé học tốt môn tiếng Anh, bé sẽ tự tin hơn vào bản thân và có thêm động lực để tiếp tục cố gắng, tìm hiểu thêm nhiều môn học khác nữa. Đây chính là tiền đề quan trọng để bé đạt được hiệu quả trong học tập.
Một nguyên nhân nữa khiến cho bé không cảm thấy hứng thú với việc học nghe tiếng Anh là không hiểu được nội dung của cuộc hội thoại.
Điều này một phần xuất phát từ việc bố mẹ, thầy cô cho bé nghe các đoạn hội thoại quá khó, chứa nhiều cụm từ phức tạp. Ví dụ, khi 3 tuổi, bé sẽ khá khó khăn khi nghe các câu hội thoại dài như:
Và khi bé không thể hiểu được những gì đang diễn ra, tất nhiên bé sẽ không muốn tiếp tục nghe cuộc thoại đó nữa. Vì thế, bố mẹ và thầy cô nên cho bé bắt đầu từ những mẫu câu đơn giản, dễ hiểu, ví dụ như:
Khi bé đã hiểu được hết những mẫu câu đơn giản, bố mẹ và thầy cô có thể tiếp tục cho bé nghe thêm những mẫu câu phức tạp hơn.
Kể chuyện tiếng Anh cho bé nghe
Luyện nghe tiếng Anh cho bé bằng cách kể chuyện tiếng Anh là việc sử dụng câu chuyện bằng tiếng Anh để cải thiện khả năng nghe hiểu của trẻ.
Bố mẹ có thể lựa chọn những câu chuyện mà bé yêu thích để kể cho con nghe trước giờ ngủ hay giờ giải lao.
Khi bé nghe một câu chuyện tiếng Anh, bé sẽ phải tập trung lắng nghe và hiểu nghĩa của các từ và câu.
Điều này giúp bé rèn luyện khả năng nghe và cải thiện khả năng hiểu từ vựng tiếng Anh.
Bố mẹ nên chọn kể cho bé nghe những câu chuyện ngắn, có từ vựng dễ hiểu và lời thoại rõ ràng để bé có thể dễ dàng theo dõi và nghe hiểu được nội dung của câu chuyện hơn.
Ví dụ, đối với các bé từ 3 - 5 tuổi, bố mẹ có thể sử dụng các câu chuyện như: The fox and the grapes (Con cáo và chùm nho), The two frogs (Hai con ếch)…
Cho bé giao lưu với người bản xứ
Trò chuyện với người nước ngoài là cơ hội tuyệt vời để bé rèn luyện khả năng nghe của mình.
Khi nói chuyện với người bản xứ, bé sẽ được làm quen với âm điệu và cách phát âm của họ.
Bé sẽ biết được cách phát âm chính xác cho từng từ vựng và dễ dàng nghe hiểu tiếng Anh.
Đặc biệt, khi giao lưu với người bản xứ, bé còn có thể mở rộng khả năng ngôn ngữ của mình, bé sẽ biết thêm nhiều từ vựng hơn trong quá trình giao tiếp.
Việc trò chuyện với người nước ngoài còn giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội, bé sẽ học cách thể hiện ý kiến, đặt câu hỏi và tham gia vào các cuộc trò chuyện tự nhiên.
Đây là nền tảng quan trọng giúp bé tự tin hơn trong việc giao tiếp và tương tác với người bản xứ.
Bố mẹ có thể cho bé đến các trung tâm ngoại ngữ để bé tiếp xúc và nói chuyện với các giáo viên và bạn bè nước ngoài.
Một môi trường học tập với giáo viên bản xứ sẽ tạo điều kiện cho bé rèn luyện toàn diện các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết tiếng Anh.
Để bé học nghe tiếng Anh thông qua video và phim hoạt hình
Luyện nghe tiếng Anh cho bé thông qua video tiếng Anh và phim hoạt hình là việc sử dụng các tài liệu âm thanh và hình ảnh động bằng tiếng Anh để cải thiện khả năng nghe hiểu của bé.
Khi xem video hay học qua phim hoạt hình tiếng Anh, bé sẽ được nghe những nhân vật người bản xứ phát âm.
Nhờ vậy, âm thanh của tiếng Anh sẽ dần trở nên quen thuộc với bé, các em cũng dễ dàng bắt chước lại cách phát âm chuẩn đó.
Một kinh nghiệm giúp bé luyện nghe hiệu quả khi xem video, phim hoạt hình mà Apollo English muốn chia sẻ đến bố mẹ đó là trước khi cho bé xem, bố mẹ hãy giao cho bé nhiệm vụ kể lại nội dung của video.
Khi được giao nhiệm vụ, bé sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm, từ đó bé cũng sẽ cố gắng lắng nghe nội dung của video chăm chú hơn.
Tuy nhiên bố mẹ cần chú ý rằng những bộ phim hoạt hình thường có thời lượng tương đối lâu, có thể kéo dài hơn 2 tiếng.
Với độ dài đó, bé rất dễ mất tập trung và khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao bởi nội dung của bộ phim là rất nhiều.
Vì vậy, bố mẹ hãy chia nhỏ video thành các phần ngắn và cho bé xem từng phần một. Điều này sẽ giúp bé tập trung hơn và không mỏi mệt.
Mặc dù tiếng Anh được chia thành các kỹ năng riêng biệt, nhưng chúng có mối liên kết sâu sắc và ảnh hưởng lẫn nhau.
Khả năng phát âm đúng (pronunciation) là yếu tố quan trọng đối với khả năng nghe hiểu của bé.
Do đó, việc kết hợp luyện nghe với việc học phát âm là một phương pháp hiệu quả.
Việc luyện tập phát âm không chỉ giúp bé cải thiện giọng điệu (accent), mà còn đóng vai trò quan trọng trong khả năng nghe của bé.
Ba mẹ nên dành thời gian cùng bé luyện tập phát âm chính xác của từng từ, và kiên nhẫn sửa sai khi bé phát âm chưa đúng.