Bạn có biết rằng nhân cách con người hình thành dựa trên bao nhiêu yếu tố, và đó là những yếu tố nào hay không? Trên thực tế, tâm lý học đã có những nguyên cứu và đưa ra bảy yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển hình thành nhân cách của con người. Bảy yếu tố đó là: bẩm sinh; môi trường tự nhiên; môi trường xã hội; yếu tố văn hoá; lịch sử; yếu tố giáo dục và tự giáo dục; cuối cùng là yếu tố tích cực hoạt động và giao tiếp cá nhân.
Không gian trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 được bố trí ngay bên cạnh khu triển lãm trong nhà. Rất nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam được trưng bày ở khu vực này.
NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, Viện Thiết kế tàu quân sự (TKTQS) thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) mong muốn quảng bá những sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đến với bạn bè, đối tác quốc tế cũng như nhân dân trong nước.
Hơn 170 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 30 nước trên thế giới và các bộ, ngành của Việt Nam cùng hơn 250 đoàn khách quốc tế và trong nước tham dự, trưng bày sản phẩm đã tạo được ấn tượng mạnh tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Chiều 8-12, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng tham quan các gian hàng trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Những khó khăn của tư vấn tâm lý online
Thiếu giao tiếp phi ngôn ngữ là nhược điểm lớn nhất của tư vấn online. Trong giao tiếp trực tiếp, ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu và biểu cảm khuôn mặt có thể cung cấp thông tin quan trọng. Ngược lại, khi tư vấn online, một phần của sự truyền đạt này có thể bị mất đi, khiến cho việc hiểu và tương tác có thể không trọn vẹn.
Ảnh 2: Ngôn ngữ cơ thể là rào càn lớn khi thực hiện tư vấn online
Bên cạnh đó, tư vấn tâm lý online đòi hỏi một mức độ kỹ thuật và công nghệ để thực hiện. Sự cố kỹ thuật, vấn đề kết nối Internet không ổn định hoặc sự không hiểu biết về cách sử dụng công nghệ có thể gây khó khăn trong việc thiết lập và duy trì cuộc hội thoại tốt.
Tuy tư vấn tâm lý online có thể phù hợp với nhiều trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt nhất. Trong trường hợp cần giám sát trực tiếp, trị liệu định hướng đối tượng hoặc xử trí các tình huống khẩn cấp, tư vấn online có thể không đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của người rối loạn tâm lý.
- Từ năm 1925 đến năm 1929, các phong trào đấu tranh của nông dân phát triển rộng khắp với số người tham gia ngày càng đông tại các tỉnh, thành phố. Trong đấu tranh, giai cấp nông dân được tôi luyện và dần trưởng thành. Nhiều tổ chức của nông dân đã hình thành, như hội lợp nhà, hội hiếu hỷ, hội tương tế được nông dân hoặc các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ra nhằm bảo vệ quyền lợi của nông dân; nhiều vùng nông thôn đã trở thành “làng Đỏ”.
- Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua Luận cương chính trị trong đó xác định nhiều vấn đề quan trọng đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Hội nghị đã ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ: “Phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương tổng Nông hội. Phải tổ chức đội tự vệ của nông dân”. Hội nghị đã ra Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (Tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) và thông qua Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích: nhằm thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân để thực hiện cách mạng thổ địa.
- Giai đoạn cách mạng 1931-1935, tổ chức Hội nông dân có tên gọi chung là Nông hội đỏ. Về nhiệm vụ, ngày 20/3/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ; chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của Nông hội đỏ là: củng cố khối bần, cố nông, đoàn kết với trung nông, động viên được tầng lớp phú nông và trung nông hăng hái tham gia mọi công tác cách mạng; rèn luyện vai trò vô sản lãnh đạo nông thôn; đẩy mạnh tổ chức Nông hội làng; đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh.
- Giai đoạn cách mạng 1936-1939, tổ chức Hội và nông dân đã tích cực tham gia phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Về tên gọi, tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và quyết định đổi tên Nông hội đỏ thành Nông hội. Về nhiệm vụ, Nông hội có nhiệm vụ thu hút đông đảo nông dân đoàn kết đấu tranh đòi cứu tế nạn đói, giảm tô, giảm tức, cải cách hương thôn, đòi chia lại ruộng đất công, chống sưu cao thuế nặng, phù thu lạm bổ, chống nạn cướp ruộng đất... Bên cạnh đó, Nông hội các cấp còn có nhiệm vụ quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, vận động, giáo dục và tổ chức nông dân tại các vùng, miền trong cả nước hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
- Giai đoạn cách mạng 1939-1945, tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã thông qua Chương trình của Mặt trận Việt Minh. Trong đó nêu rõ: chính sách hiện tại của Đảng là chính sách cứu quốc, cho nên mục đích của các hội quần chúng cũng xoay về cứu quốc là cốt yếu. Vì vậy: “Nông hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội”. Tại Điều lệ Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội được Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 thông qua đã nêu rõ: tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ chủ yếu là: Liên hiệp tất cả hết thảy các hạng nông dân yêu nước để bênh vực quyền lợi hàng ngày cho nông dân và cùng các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp, đuổi Nhật giành lại quyền độc lập cho nước Việt Nam.
- Giai đoạn cách mạng 1945-1954, Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội mới chỉ hình thành và hoạt động từ cấp tỉnh trở xuống. Đến cuối năm 1949, để tăng cường và kiện toàn tổ chức cơ sở Hội và thành lập tổ chức Hội ở cấp Trung ương, Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28/11 đến ngày 07/12 năm 1949 đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau này đổi tên là Ban Liên lạc nông dân toàn quốc). Về nhiệm vụ trong thời kỳ này, đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông dân cả nước đã đoàn kết, hăng hái tham gia thực hiện cùng một lúc 2 nhiệm vụ chiến lược là “Kháng chiến” và “Kiến quốc”.
- Giai đoạn cách mạng 1954-1975, ở giai đoạn này, nông dân và tổ chức của mình đã tích cực thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa (ở miền Bắc) và đấu tranh chống Mỹ thống nhất Đất nước (ở miền Nam). Ở miền Nam, tổ chức Hội có tên gọi là Hội Nông dân giải phóng. Đây là hạt nhân chính trị của phong trào và tổ chức nông dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Về nhiệm vụ, hòa chung cùng nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân Việt Nam và tổ chức của nông dân Việt Nam phải cùng một lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Trong giai đoạn cách mạng 1975-1986, ngày 25/6/1979 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương thành một cơ quan riêng (trước đây nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương), thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư. Sau đó, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân trong cả nước với hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở và lấy tên là Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. Về nhiệm vụ, trong Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động cả nước đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội là: Tập hợp đoàn kết rộng rãi nông dân lao động, giáo dục vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam...
- Từ năm 1986 đến nay, là giai đoạn nông dân và tổ chức của mình cùng nhân dân cả nước tập trung thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước. Về tên gọi, ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42-QĐ/TW đổi tên Hội Liên Hiệp nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam và tên gọi này được giữ nguyên cho đến nay.
Báo Quân đội nhân dân Điện tử trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những hình ảnh độc đáo tại không gian trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 là một trong những sự kiện đối ngoại quan trọng của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong năm 2022. Sự kiện này lần đầu tiên được Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức với mong muốn tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại về quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước; tạo điều kiện để các quốc gia, các công ty, doanh nghiệp trong nước, quốc tế giới thiệu, trưng bày sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Một trong những điểm nhấn của sự kiện lần này là khu vực trưng bày ngoài trời của triển lãm, nơi giới thiệu những vũ khí, trang thiết bị đang có trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh rất độc đáo về không gian trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 do phóng viên ảnh của Báo Quân đội nhân dân ghi lại.