Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Marxist. Karl Marx đã nghiên cứu và đưa ra một số lý luận xung quanh khái niệm này trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của ông. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản.

Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Nguồn gốc của giá trị thặng dư đến từ lao động sống. Những hoạt động trực tiếp của người lao động bao gồm cả hoạt động về thể lực và trí lực để tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong quá trình lao động.

Người lao động sử dụng sức lực của mình chuyển những giá trị của tư liệu sản xuất vào giá trị sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, người lao động tạo ra những giá trị, của cải tăng thêm, gọi là giá trị mới. Lao động sống là nguồn duy nhất tạo ra ra giá trị mới, và nhờ nó mà các giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn và chuyển vào hàng hóa.

Hiệu quả của lao động sống càng cao, thì giá trị thặng dư càng được tạo ra nhiều. Bên cạnh việc là nguồn gốc của giá trị thặng dư, lao động sống cũng đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất xã hội, mở rộng và tăng nhu cầu xã hội.

Giá trị thặng dư là kết quả của sức lao động miệt mài

Các nhà tư bản làm giàu, thu lợi nhuận dựa trên cơ sở thuê mướn người lao động. Lúc này, người lao động làm thuê để bán sức lao động của mình đổi lấy tiền công.

Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các nhà tư bản, các ông chủ, người lao động cũng được xem như những yếu tố sản xuất khác. Và nhà sử dụng lao động luôn tìm cách sử dụng sao cho tạo ra nhiều sản phẩm nhất có thể. Người lao động có thể phải làm thêm giờ, họ có thể phải làm tăng lên về sản lượng hơn so với mức quy định,...

Toàn bộ các sản phẩm tạo ra thuộc sở hữu của nhà tư bản

Các hàng hóa, sản phẩm được tạo ra trong quá trình người lao động sản xuất, thuộc toàn quyền sở hữu của nhà tư bản, của các ông chủ; chứ không phải của người công nhân. Người công nhân trước khi tham gia vào quá trình sản xuất, họ được nhà tư bản giao ước, và trả công đúng bằng giá trị hàng hóa sức lao động.

Vì vậy tất cả hàng hóa mà người lao động tạo đều là của nhà tư bản, và phần giá trị thặng dư sẽ bị nhà tư bản chiếm đoạt.

Trong xã hội tư bản trước đây, người lao động bị áp bức, và được trả tiền công rất rẻ mạt; trong khi đó nhà tư bản thì không ngừng giàu có do giá trị thặng dư. Điều này hình thành nên quan hệ bóc lột, và sự bất công sâu sắc trong xã hội.

Nhà tư bản bóc lột sức lao động của người lao động cho bản thân họ. Sự bóc lột càng diễn ra nhiều, thì giá trị thặng dư được tạo ra càng tăng cao. Tạo nên sự phân hóa giữa giàu và nghèo vô cùng sâu sắc trong xã hội. Người giàu ngày càng giàu lên vì họ chiếm đoạt được nhiều giá trị thặng dư , còn người nghèo vẫn hoàn nghèo vì công sức lao động của họ quá đỗi rẻ mạt.

THÁCH THỨC NĂM 2024 CÒN KHÁ LỚN

Theo Vụ thị trường châu Âu- châu Mỹ, bước sang năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường châu Âu - châu Mỹ sẽ có những điều kiện thuận lợi nhưng cũng đối mặt với những thách thức lớn.

Thuận lợi là các hiệp định FTA đang có với các đối tác thị trường châu Âu - châu Mỹ tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư.

Mặt khác, nhu cầu thị trường thế giới và khu vực châu Âu, châu Mỹ từng bước phục hồi do lạm phát đã bắt đầu có xu hướng giảm từ cuối năm 2023 và có khả năng tiệm cận mức mục tiêu các Ngân hàng Trung ương đề ra cho năm 2024 (ECB và FED: 2%).

Việc các nước công nghiệp phát triển tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá nguồn cung, đã dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hoá đầu tư đã giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Song thách thức bao trùm đó là nền kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mới, với đầy rủi ro và thách thức và khó đoán định. Năm 2024, tốc tăng trưởng kinh tế thế giới và các nước khu vực châu Âu - châu Mỹ dự báo thấp hơn so với năm 2023.

Cụ thể theo IMF, tốc độ tăng trưởng GDP 2024 thế giới dự báo 2,9% (so với 3% năm 2023). Tốc độ tăng trưởng GDP của các nền kinh tế lớn khu vực châu Âu - châu Mỹ năm 2024 giảm hoặc tăng không đáng kể so với năm 2023: Hoa Kỳ 1,5% (so với 2,1%), Khu vực đồng Euro 1,2% (so với 0,7%), Anh 0,6% (so với 0,5%), Nga 1,1% (so với 2,2%), Canada 1,6% (so với 1,3%), Mexico 2,1% (so với 3,2%), Braxin 1,5% (so với 3,1%), Khu vực Mỹ La tinh giữ nguyên 2,3%.

Cùng với đó, xung đột địa chính trị tiếp tục kéo dài và bất ổn tiếp tục có nguy cơ lan ra các khu vực khác. Xu hướng “phi toàn cầu hoá” đang tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ. Chính sách bảo hộ của các nước ngày một tăng.

Việc các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, an toàn cho người tiêu dùng đang tiếp tục là tiền đề để dựng lên những tiêu chuẩn mới, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu.

Việc các nước đang dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc ra sẽ tập trung vào một số đối tác gần thị trường và đối tác tương đương với Việt Nam như: Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Ấn Độ, Indonesia, Băng-la-đét... làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Do đó, để tận dụng tối đa thuận lợi và giảm thiểu tác động của các thách thức trên đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ kiến nghị theo dõi sát tình hình thị trường, kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình, biến động về kinh tế, chính trị, chính sách trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp và tham mưu cho Chính phủ các phản ứng chính sách phù hợp.

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai theo hướng cụ thể và sâu sát theo từng thị trường và ngành hàng, tập trung vào: tăng cường nhận thức của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu về các hướng tiếp cận mới với kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững; khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp về thông tin thị trường, khả năng tự chủ nguyên phụ liệu, năng lực sản xuất...

Ngoài ra, huy động hệ thống chuyên gia để huấn luyện và phổ biến cho doanh nghiệp về các tiêu chuẩn, quy định mới của thị trường xuất khẩu.

(TTXVN) Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ tăng lên mức kỷ lục trong tháng 8/2018 ngay cả khi tăng trưởng xuất khẩu của nước này giảm nhẹ.

Theo các số liệu hải quan của Trung Quốc được công bố ngày 08/9, trong tháng qua, thặng dư thương mại của nền kinh tế số 2 thế giới với Hoa Kỳ đã đạt 31 tỷ USD, tăng gần 3 tỷ USD so với mức 28,08 tỷ USD hồi tháng 7 và vượt qua mức kỷ lục 28,97 tỷ USD được ghi nhận hồi tháng 6. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ tăng 13,4% lên mức 44,4 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 11,1% lên 13,3 tỷ USD. Tính từ đầu năm 2018, thặng dư thương mại của Trung Quốc với thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này đạt hơn 192 tỷ USD, cao hơn con số gần 168 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2017.

Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính làm cho thặng dư thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tăng chủ yếu là do các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đẩy mạnh các đơn đặt hàng nhằm tránh các mức thuế mới được áp dụng.

Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc cũng thừa nhận các nhà xuất khẩu nước này vẫn đang hối hả đẩy các lô hàng đi trước khi Hoa Kỳ áp đặt thuế quan mới, vì thế nâng các chỉ số tăng trưởng, trong khi một số công ty như các nhà máy thép đang đa dạng hóa và bán nhiều sản phẩm hơn cho các nước khác.

Các nhà đầu tư lo ngại Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào bất kỳ thời điểm nào sau khi giai đoạn lấy ý kiến công chúng kết thúc hôm 06/9 vừa qua.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn liên tục đưa ra các chính sách thương mại đối đầu nhau, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn liên tục đưa ra các chính sách thương mại đối đầu nhau, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

Hôm 07/9, Tổng thống Trump đã cảnh báo sẽ áp thuế quan lên hầu hết hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, đe dọa đánh thuế lên thêm 267 tỷ USD giá trị hàng hóa, ngoài 200 tỷ USD hàng nhập khẩu sắp chịu thuế trong những ngày tới.