Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 10/2022 đạt 162,5 triệu USD, tăng 34,9% so với tháng 10/2021.
Đăng ký xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Cema
Đăng ký ngay để được áp dụng các chương trình ưu đãi của chúng tôi:
Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm; đã từng học tập/làm việc tại Nhật Bản
Được đào tạo định hướng, truyền đạt kinh nghiệm về lối sống, văn hóa tại Nhật Bản từ Thầy Nguyễn Quốc Chính – Cựu sinh viên tại đại học Hà Nội khoa ngôn ngữ Nhật, du học sinh Nhật Bản. Hiện nay Mr. Nguyễn Quốc Chính đang giữ trọng trách – P.TGĐ Cema Group, phụ trách phát triển thị trường Nhật Bản tại Cema.
Tính chung 10 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 10 đạt 162,5 triệu USD, tăng gần 35% so với tháng 10/2021. Tính chung 10 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng dăm gỗ, viên nén gỗ, gỗ, ván và ván sàn, cửa gỗ đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản rất cao, góp phần đẩy mạnh trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này.
Trong đó, dăm gỗ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 495,2 triệu USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2021. Viên nén gỗ có trị giá xuất khẩu lớn thứ ba đạt 266 triệu USD, tăng gần 99% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mặt hàng có nhiều tiềm năng tăng trưởng, bởi chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục thực hiện chuyển đổi từ nguồn điện than sang điện sạch, bao gồm cả điện sinh khối, do vậy nhu cầu sử dụng dăm gỗ và viên nén gỗ có xu hướng tăng mạnh.
Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2022.
"So với tốc độ tăng trưởng chung của ngành nội thất bằng gỗ của Việt Nam, thì đây là kết quả đáng khích lệ, trong bối cảnh lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng chậm lại. Tốc độ tăng trưởng khá của mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tới Nhật Bản cho thấy người tiêu dùng nước này đang quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam", Cục Xuất nhập khẩu cho hay.
Theo khuyến cáo từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, khi xuất khẩu hàng hóa tới Nhật Bản, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới chất lượng, giá cả mà cần tích cực củng cố, đẩy mạnh nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Điều này sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị phần hàng hóa nói chung và mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ nói riêng của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 2/2024 đạt 110 triệu USD, giảm 32,5% so với tháng 1/2024 và giảm 22,7% so với tháng 2/2023.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản ước đạt 273 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 1/2024, hầu hết các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đều có xu hướng tăng, trong đó dẫn đầu là mặt hàng dăm gỗ đạt 60,2 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng 12/2023 và tăng 21,5% so với tháng 1/2023; tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đạt 43,7 triệu USD, tăng 21,3% so với tháng 12/2023 và tăng 58,5% so với tháng 1/2023; gỗ viên nén đạt 36,6 triệu USD, giảm 16,3% so với tháng 12/2023, nhưng tăng 4,2% so với tháng 1/2023...
Trong tháng đầu năm 2024, mặc dù kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tớiNhật Bản có tín hiệu cải thiện, nhưng tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này trong năm 2024 dự báo vẫn kém khả quan, khi nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Nhật Bản chậm lại, bởi nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái trong quý IV/2023.
Trong quý IV/2023, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nhật Bản chứng kiến mức giảm hàng năm 0,4%, sau khi giảm 3,3% trong quý III/2023. Nguyên nhân chính khiến kinh tế Nhật suy giảm là nhu cầu trong nước suy yếu tại tất cả các lĩnh vực, bao gồm tiêu dùng tư nhân. Chỉ có nhu cầu bên ngoài, thể hiện qua trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, có đóng góp mức tăng vào tăng trưởng GDP.
Tiêu dùng tư nhân, lĩnh vực chiếm khoảng một nửa nền kinh tế Nhật Bản, ghi nhận mức giảm hàng năm 0,9% trong quý IV/2024 do người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh giá thực phẩm, xăng dầu và nhiều mặt hàng khác tăng. Đây là quý thứ 3 liên tiếp tiêu dùng ở Nhật Bản giảm.
Nhu cầu tiêu dùng yếu, khiến nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm hàng hóa không thiết yếu như gỗ và và sản phẩm gỗ chậm lại tại thị trường Nhật Bản.
Cụ thể, đối với mặt hàng dăm gỗ, viên gỗ nén, nhu cầu nhập khẩu tại Nhật Bản giảm nhẹ trong tháng 1/2024. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu mã HS 4401 (bao gồm cả dăm gỗ và viên gỗ nén) trong tháng 1/2024, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 41,1 tỷ Yên (tương đương 273,1 triệu USD), giảm 2,4% về lượng và giảm 4,2% về trị giá so với tháng 1/2023.
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp lớn nhất mã HS 4401 cho Nhật Bản, đạt 525,2 nghìn tấn, trị giá 13,4 tỷ Yên (tương đương 89,2 triệu USD, giảm 23,6% về lượng và giảm 32,2% về trị giá so với tháng 01/2023; trong khi giảm mạnh nhập khẩu dăm gỗ và viên gỗ nén từ thị trường cung cấp số 1 là Việt Nam, Nhật Bản lại tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Mỹ, Australia, Thái Lan và Chile...
Đối với mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu mặt hàng này của Nhật Bản trong tháng 1/2024 đạt 60 nghìn tấn, trị giá 25,6 tỷ Yên (tương đương 169,8 triệu USD), giảm 6% về lượng và giảm 2,1% về trị giá so với tháng 01/2023. Trong đó, Nhật Bản tăng nhập khẩu từ thị trường cung cấp lớn nhất là Trung Quốc, nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ các thị trường như: Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia...
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Nhật Bản trong tháng 1/2024, đạt 12,5 nghìn tấn, trị giá 5,2 tỷ Yên (tương đương 34,6 triệu USD), giảm 20,6% về lượng và giảm 13,5% về trị giá so với tháng 1/2023.
Bên cạnh những yếu tố kém khả quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cũng được hỗ trợ như đối với mặt hàng dăm gỗ và gỗ viên nén, Nhật Bản đang tập trung vào việc phát triển nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng dăm gỗ và viên nén. Do đó, xu hướng tăng cường nhập khẩu này được dự kiến sẽ tiếp tục trong thời gian tới, mở ra cơ hội mới cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.