Qatar có GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là 191,85 tỷ USD. GDP tăng trưởng 2%/năm. 60% GDP của nước này từ dầu mỏ.
Những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Mức thu nhập bình quân theo đầu người tăng liên tục, đời sống con người không ngừng được cải thiện, tuy nhiên con số có sự khác nhau giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới năm 2021 là Luxembourg 125.923 USD; Ireland 90.478 USD; Thụy Sĩ 90.358 USD; Na Uy 76.408 USD; Mỹ 66.144 USD; Đan Mạch 66.144 USD; Singapore 62.113 USD; Iceland 58.371 USD; Hà Lan 58.029 USD; Thụy Điển 57.660 USD./.
Mặc dù còn nhiều yếu tố khác tác động tới đời sống của người dân như phúc lợi xã hội, chi phí sinh hoạt, thuế thu nhập…nhưng có một điều ít ai có thể phủ nhận đó là lương bình quân ở đâu nào càng cao, càng nhiều người muốn tới đó sinh sống. Sau đây là 10 nước đang có mức lương bình quân cao nhất thế giới.
Tại Hà Lan, thu nhập bình quân năm của người
nước này là 47.056 USD. Mặc dù mức thuế thu nhập và các khoản giảm trừ thu nhập khác khá cao, lên tới 37,8%, mức thu nhập khả dụng của người lao động nước này vẫn đạt 29.269 USD.
Tại đây, các ngành thực phẩm, đồ điện, máy móc, hóa chất và dịch vụ du lịch chính là thế mạnh. Hà Lan cũng sở hữu cảng biển lớn nhất thế giới tại Rotterdam và có vị trí chiến lược khi nằm giữa các thị trường Anh và Đức.
Hiện Hàn Quốc chính là nước trả lương cao nhất châu Á. Hàng năm mỗi lao động tại nước này được nhận bình quân 35.406 USD trong khi mức giảm trừ thuế thu nhập và các khỏan khác chỉ là 12,3%, khiến thu nhập khả dụng của lao động Hàn Quốc đạt 31.051 USD, tăng 1341 USD so với năm trước.
Hàn Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn thứ 6 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 thế giới. Đây cũng là nhà sản xuất điện hạt nhân lớn thứ 5 thế giới, với khoảng 45% sản lượng điện tại nước này đến từ nguồn điện hạt nhân.
Là một nước giàu tài nguyên như dầu mỏ, thủy năng, thủy sản, rừng và khoáng sản, Na-uy có hệ thống chăm sóc y tế công cộng hoàn toàn miễn phí. Chính phủ Na-uy nắm cổ phần lớn ở hầu hết các ngành then chốt. Trung bình mỗi năm, tổng thu nhập mỗi người lao động nươc snày nhận được là 43.990 USD. Sau khi khấu trừ các khoản bắt buộc ở mức 29,3%, thu nhập khả dụng của người lao động nước này là 31.101 USD.
Là nước sở hữu nguồn tài nguyên giàu mỏ và khi đốt vô cùng lớn với trữ lượng dầu được tìm thấy nhiều thứ hai thế giới, Canada chính là nhà xuất khẩu ròng năng lượng. Ngoài ra nước này còn là nhà cung cấp nhiều tài nguyên khoáng sản như kẽm, urani, nikel, nhôm và chì. Thu nhập hàng năm của lao động Canada khoảng 42.253 USD với mức khấu trừ bắt buộc là 22,7%.
Là nước rất mạnh về lĩnh vực dịch vụ, mỗi năm ngành công nghiệp không khói này đóng góp tới gần 75% GDP của Anh. Trong đó du lịch là một trong những ngành then chốt bên cạnh tài chính ngân hàng. Mỗi năm người lao động tại đây được trả lương bình quân ở mức 44.743 USD với tỷ lệ giảm trừ bắt buộc là 25,1%. Dù vậy so với năm trước, thu nhập khả dụng của người Anh đã giảm mạnh 1272 USD.
Trong khoảng 10 năm qua, Australia đã tập trung vào ngành xuất khẩu hàng hóa. Điều này đã giúp cán cân thương mại của họ được cải thiện đáng kể. Dù kinh tế thế giới khó khăn, thu nhập bình quân của người lao động tại đây vẫn tăng hơn 800 USD so với năm trước, đạt 44.983 USD. Mức giảm trừ thu nhập bắt buộc tại đây là 22,3%.
Thụy Sỹ từ lâu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm y tế và dược phẩm, hóa chất và các dụng cụ chính xác cao. Ngoài ra ngành ngân hàng, bảo hiểm và du lịch cũng là thế mạnh của nước này. Năm qua, mức lương bình quân của người lao động tại đây đạt 50.242 USD. Sau khi chi trả các khoản khấu trừ thu nhập bắt buộc ở mức 29,4%, thu nhập khả dụng còn lại vẫn đạt 35.471 USD.
Là trung tâm lớn thứ hai của các qũy đầu tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, lĩnh vực tài chính ngân hàng đóng góp phần lớn vào GDP của Luxembourg. Năm qua, thu nhập bình quân của người lao động tại đây đạt 52.847 USD, cao hơn Ai len. Tuy nhiên, do có mức giảm trừ thu nhập cao hơn, lên tới 28,1%, thu nhập khả dụng của người lao động tại đây chỉ đứng thứ 3, với 37.997 USD/năm, giảm gần 1500 USD so với năm trước.
Là đất nước có nền kinh tế tri thức với trọng tâm là dịch vụ công nghệ cao và công nghiệp, Ai len có lực lượng lao động chất lượng cao trong khi mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Trong khi người lao động được trả trung bình 50.764 USD/năm, mức giảm trừ thu nhập bắt buộc tại nước này chỉ là 18,9%, một trong những mức thấp nhất châu Âu.
Là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nguồn khoáng sản dồi dào, hạ tầng phát triển cao và năng suất lao động cao, Mỹ vừa là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới vừa là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Người lao động tại đây trong năm ngoái được trả trung bình 54.450 USD. Sau khi trả các khoản giảm trừ bắt buộc tương đương 22,8%, thu nhập khả dụng họ còn lại vẫn lên tới 42.050 USD, cao nhất thế giới.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product - GDP) là tổng giá trị tiền tệ, hoặc giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể, là một thước đo tổng thể về sản xuất trong nước, chỉ dấu toàn diện về sức khỏe kinh tế của một quốc gia.
Bức tranh tổng thể mức thu nhập theo đầu người của thế giới. (Ảnh: visualcapitalist.com)
GDP bình quân theo đầu người thể hiện số lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên mỗi người, cho biết về mức sống trung bình của công dân mỗi quốc gia. GDP bình quân đầu người đã tăng đều đặn trên toàn cầu theo thời gian, và cùng với nó, mức sống trên toàn thế giới cũng tăng lên đáng kể. Bức tranh toàn cảnh này sử dụng dữ liệu của IMF cho thấy, GDP bình quân đầu người (danh nghĩa) của gần như mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nhìn lại lịch sử, mức sống của dân chúng đã tăng lên đáng kể. Theo Our World in Data, từ năm 1820 đến năm 2018, GDP bình quân đầu người toàn cầu đã tăng gần 15 lần. Tỷ lệ người biết chữ, khả năng tiếp cận với vaccine và giáo dục cơ bản cũng đã cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta, trong khi những thứ như tỷ lệ tử vong ở trẻ em và nghèo đói đều giảm.
Nếu như năm 1990, 1,9 tỷ người sống trong cảnh nghèo cùng cực, chiếm 36% dân số thế giới, trong 30 năm qua, con số này đang giảm dần - đến năm 2030, ước tính có khoảng 479 triệu người sẽ sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói, theo ước tính của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ chỉ chiếm 6% dân số. Điều đó cho thấy, bất bình đẳng kinh tế giữa các khu vực vẫn còn phổ biến.
10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới năm 2021 là Luxembourg 125.923 USD; Ireland 90.478 USD; Thụy Sĩ 90.358 USD; Na Uy 76.408 USD; Mỹ 66.144 USD; Đan Mạch 66.144 USD; Singapore 62.113 USD; Iceland 58.371 USD; Hà Lan 58.029 USD; Thụy Điển 57.660 USD.
Thu nhập theo đầu người của top 10 thế giới. (Ảnh: visualcapitalist.com)
Trên danh nghĩa, Luxembourg quốc gia giàu nhất hiện nay (tính theo GDP danh nghĩa trên đầu người), giàu hơn 471 lần so với quốc gia nghèo nhất là Burundi. Tuy vậy, không phải tất cả công dân ở Luxembourg đều cực kỳ giàu có. Trên thực tế, 29% người dân chi trên 40% thu nhập cho chi phí nhà ở; 31% có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo nếu họ mất 3 tháng thu nhập. Chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Luxembourg nhưng mức sống về hàng hóa và dịch vụ được sản xuất là cao nhất trên thế giới và chỉ 4% dân số phàn nàn về mức sống thấp.
Các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển
Mặc dù chúng ta chưa bao giờ sống trong một thời kỳ thịnh vượng hơn và tỷ lệ nghèo đói nói chung đang giảm, nhưng năm nay, tình trạng nghèo cùng cực trên toàn cầu đã tăng lần đầu tiên sau hơn 2 Thập kỷ. Khoảng 120 triệu người nữa đang sống trong cảnh nghèo đói do hậu quả của đại dịch, với tổng số người dự kiến sẽ tăng lên khoảng 150 triệu người vào cuối năm 2021.
Nhiều nước nghèo nhất trên thế giới cũng được LHQ coi là Nước kém phát triển nhất. Ở những nước này, hơn 75% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Cuộc sống ở những quốc gia này hoàn toàn trái ngược so với top 10.
Đơn cử như chất lượng cuộc sống ở quốc gia nghèo nhất – Burundi với 80% dân số làm nông nghiệp; 1 trong 3 người Burundi đang cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp; các hộ gia đình trung bình chi tới 2/3 thu nhập cho thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều quốc gia nghèo nhất trên thế giới cũng có thể được xếp vào nhóm các thị trường mới nổi với tiềm năng kinh tế to lớn trong tương lai.
10 nước có thu nhập bình quân theo đầu người thấp nhất thế giới. (Ảnh: visualcapitalist.com)
Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội ở các nền kinh tế mới nổi. Niềm tin của họ ở những khu vực này được thể hiện rõ nhất trong sáng kiến "Vành đai và Con đường", vốn đã thu hút các khoản đầu tư lớn vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia châu Phi.
10 quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới năm 2021: Burundi – 267; Nam Sudan – 323; Malawi – 397; Mozambique – 431; Sierra Leone – 471; Cộng hòa Dân chủ Congo – 478; Afghanistan – 506; Zimbabwe – 516; Cộng hòa Trung Phi – 522; Madagascar – 544 USD.
Sự thịnh vượng là một thực tế rất gần đây chỉ đặc trưng cho vài trăm năm qua. Nhìn chung, mức sống của mọi người ngày nay đã được cải thiện rất nhiều so với lịch sử gần đây, và một số quốc gia sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong tương lai.
Tại Đông Nam Á, mức GDP theo đầu người cũng khác nhau, nếu xếp từ dưới lên, sẽ là: Timor-Leste – 1.273; Myanmar – 1.441; Campuchia – 1.680; Lào – 2.614; Philippines – 3.602; Việt Nam 3.759; Indonesia – 4.287; Thái Lan – 7.675; Malaysia – 11.378; Brunei – 26.274; và Singapore – 62.113 USD.
Cần lưu ý, Monaco là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người (danh nghĩa). Điều này đúng, nhưng tập dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) loại bỏ Monaco và liệt kê nước này vào diện "Không có dữ liệu" mỗi năm. Do đó, quốc gia "hạt tiêu" "siêu giàu" này bị loại khỏi các minh họa trực quan ở trên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!