Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 7h sáng nay (5/9), vị trí tâm bão số 3 Yagi trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 520km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167 – 183km/h), giật trên cấp 17. Những giờ qua, bão vẫn di chuyển chậm theo hướng tây với tốc độ khoảng 10km/h.

Diễn biến bão Usagi trong 24 đến 72 giờ tới

Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Ngoài cơn bão Usagi sắp trở thành bão số 9, ngoài khơi Philippines đang xuất hiện cơn bão Manyi, hiện cách đảo Luzon khoảng hơn 1.500 km. Bão di chuyển rất nhanh 25 - 30 km/giờ. Dự báo, khoảng ngày 17/11, bão sẽ đổ bộ vào khu vực đảo Luzon (Philippines) ở cấp 15, giật trên cấp 17.

Tin bão mới nhất của cơ quan thời tiết Philippines PAGASA lúc 5h sáng 15/11 cho biết, bão Manyi (tên địa phương là Pepito) đang mạnh lên gần tới cấp bão cuồng phong. Cơn bão gần Biển Đông này sẽ tiếp tục tăng cường trong quá trình di chuyển trên Biển Philippines.

Lúc 4h sáng cùng ngày, bão Manyi đang cách Guiuan, Đông Samar của Philippines 795 km về phía đông. Sức gió duy trì tối đa gần tâm bão lên tới 110 km/h, gió giật tới 135 km/h. Bão Manyi đang di chuyển về phía tây với tốc độ 25 km/h.

Các nhà dự báo bão tại Philippines cho hay, do áp cao ở phía nam Nhật Bản, bão Manyi sẽ di chuyển về phía tây trong 12 giờ tới trước khi chuyển hướng tây tây bắc sang tây bắc trên Biển Philippines. Dự báo, bão Manyi đổ bộ vào bờ biển phía đông của Trung và/hoặc Nam Luzon vào cuối tuần này.

Bão Manyi dự báo vào Biển Đông vào chiều hoặc tối 18/11. Theo Tổng cục khí tượng Thủy văn, đây là một cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, có khả năng vào Biển Đông ngày 18/11 trở thành cơn bão số 10.

Tin bão mới nhất: Hôm nay bão Usagi sẽ đi vào biển Đông

Hồi 10 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 120,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 13. Di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/h.

Tin bão mới nhất: Cập nhật vị trí và đường đi của bão Usagi mới nhất. Ảnh: NCHMF

Cảnh báo lũ trên sông ở miền Trung

Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng nay cơn bão số 6 đã suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực đất liền ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng. Trước khi suy yếu, bão số 6 đã gây ra gió mạnh tại nhiều địa phương ven biển miền Trung. Cụ thể, tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) ghi nhận gió mạnh cấp 8; tại Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và Sơn Trà (Đà Nẵng) có gió giật lên đến cấp 10.

Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp sẽ di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc và tiếp tục suy yếu rồi tan dần. Tuy nhiên, tình hình mưa lớn vẫn còn diễn biến phức tạp tại các tỉnh từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Đồng thời, khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông vẫn còn gió mạnh và sóng lớn.

Ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng đưa ra cảnh báo về lũ trên các sông ở khu vực miền Trung. Do mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ nên lũ trên các sông ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đang lên rất nhanh.

"Mưa lớn và lũ lên nhanh, tình trạng ngập lụt đã xảy ra tại các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh và TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình); Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, TP Đông Hà và thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị). Còn Thừa Thiên Huế ngập lụt xảy ra tại các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thuỷ, Hương Trà và TP Huế", ông Dũng thông tin.

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ nay đến 29/10, lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị khả năng lên mức báo động 2 - báo động 3, có sông trên báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất tại khu vực vùng núi, sạt lở bờ sông, ngập lụt cục bộ vùng trũng thấp ven sông và khu đô thị các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng nay (28/10), khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 27/10 đến 8h ngày 28/10 cục bộ có nơi trên 200mm như: Lâm Thủy (Quảng Bình) 325.0mm, Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 243.8mm,…

Từ ngày 28/10 đến đêm 29/10, ở khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa từ 100-200mm, cục bộ có nơi trên 350mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/3h).

Ngoài ra, ngày và đêm 28/10 ở khu vực Nam Bộ và Bình Thuận có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 70mm.

Ngày và đêm 30/10, ở khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 30-60mm, cục bộ có nơi trên 80mm.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc (thông tin cảnh báo khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: https://luquetsatlo.nchmf.gov.vn và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Béo phì liên quan trực tiếp tới các bệnh ung thư nào? | SKĐS #Shorts

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho rằng có khả năng 2 xoáy thuận nhiệt đới sẽ phát triển thành bão và một trong hai có thể đạt đến mức siêu bão.

Xoáy thuận nhiệt đới thứ nhất đang ở gần vùng Okinawa, nằm cách TP Miyakojima khoảng 200 km về phía Bắc - Tây Bắc sau 16 giờ ngày 10-9 (giờ địa phương); dự báo sẽ phát triển thành bão trong vòng 12 giờ tới.

Các nhà khí tượng nghĩ xoáy thuận nhiệt đới này ít có khả năng trở thành bão lớn do đang ở gần khu vực đất liền, song hướng đi của nó rất khó lường, có khả năng sẽ gây ảnh hưởng lên khu vực Okinawa và những vùng lân cận, sau đó di chuyển theo hướng Tây Bắc, tiếp cận và đổ bộ vào miền Trung Trung Quốc vào khoảng ngày 11 đến ngày 12-9.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự báo từ ngày 11 trở đi, cần đề phòng gió giật, sóng dâng cao, sét đánh, lở đất, lũ lụt ở vùng trũng thấp.

Biển động ở Nhật Bản do ảnh hưởng của bão Shanshan. Ảnh: Reuters

Đáng lo lắng hơn là xoáy thuận nhiệt đới thứ 2 hiện diện tại quần đảo Mariana. Xoáy thuận nhiệt đới này có vị trí xuất hiện rất giống với cơn bão số 10 vừa tấn công Nhật Bản (siêu bão Shanshan).

Theo đài TBS, xoáy thuận nhiệt đới ở quần đảo Mariana hội đủ điều kiện để trở thành siêu bão, khả năng rất cao sẽ đổ bộ trực tiếp vào Nhật Bản. Nó đang di chuyển về phía Tây và dự kiến tiếp cận vùng Okinawa vào khoảng ngày 14 đến ngày 15-9.

Dự báo trong 24 giờ tới, Nhật Bản có thể công bố bão số 13, hoặc tệ hơn là cùng lúc 2 cơn bão số 13 và 14.

Ngày 29-8, siêu bão Shanshan đổ bộ lên đảo Kyushu, phía Tây Nam Nhật Bản, gây gió giật mạnh và mưa lớn trên diện rộng, khiến giao thông bị tê liệt và hàng triệu người phải sơ tán khẩn cấp.

Khi đó, nhà chức trách địa phương phát cảnh báo khẩn cấp cấp độ 5 (mức cao nhất hiếm khi được đưa ra) đối với TP Yufu trên đảo Kyushu do lũ lụt, khi nước sông Miyakawa tràn bờ trong mưa lớn.

Mùa bão vẫn tiếp diễn trong tháng 9. Vào ngày 6-9, bão số 11 hoạt động ở vùng biển phía  Đông Nhật Bản. Mặc dù bão số 11 không ảnh hưởng trực tiếp đến Nhật Bản nhưng các quần đảo phía Tây Nam nước này chịu ảnh hưởng từ luồng không khí nóng và ẩm, làm cho thời tiết thay đổi thất thường.

Cơn bão số 12 (Rii-Pii) hình thành vào chiều ngày 5-9 tại vùng biển phía Đông Nhật Bản. Bão di chuyển về phía Đông Bắc, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 7-9.