Đây là bài viết tổng hợp về chế độ thực tập kỹ năng. Để thực hiện ước mơ của mình bằng việc đi thực tập kỹ năng, trước hết, chúng ta hãy cùng hiểu đúng về bức tranh toàn cảnh của việc thực tập kỹ năng. <Nội dung bài viết> Tư cách lưu trú “hot” để đi làm Quốc tịch và ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng Điểm cần chú ý trong thời gian thực tập kỹ năng! Công ty phái cử và đoàn thể quản lý (Nghiệp đoàn) Vai trò của Nghiệp đoàn sau khi thực tập sinh sang Nhật Điểm khác biệt với những tư cách lưu trú khác Tư cách lưu trú “hot” để đi làm ◆ Người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản (các tư cách lưu trú chính) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tỉ lệ Tổng 2,561,848 2,731,093 2,933,137 2,887,116 2,823,565 100.0 Người vĩnh trú 749,191 771,568 793,164 807,517 817,805 29.0 Thực tập kỹ năng 274,233 328,360 410,972 378,200 354,104 12.5 Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế 189,273 225,724 271,999 283,380 283,259 10.0 Du học 311,505 337,000 345,791 280,901 227,844 8.1 Người định trú 179,834 192,014 204,787 201,329 199,288 7.1 Sống cùng gia đình 166,561 182,452 201,423 196,622 190,010 6.7 Vợ/chồng của người Nhật v.v. 140,839 142,381 145,254 142,735 140,987 5.0 Kỹ năng đặc định 1,621 15,663 29,144 1.0 ※ Số liệu thống kê vào tháng 12, riêng năm 2021 là vào tháng 6 (Thống kê của Bộ Tư Pháp) ※ Không bao gồm những người có thời gian lưu trú ngắn hạn dưới 3 tháng Số người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản là 2.823.565 người (tháng 6/2021), trong đó có 354.104 người là thực tập sinh kỹ năng, trừ tư cách người vĩnh trú đặc biệt và vĩnh trú thì đây là tư cách chiếm số lượng lớn nhất trong số các tư cách lưu trú còn lại. Do ảnh hưởng của COVID19, trong năm 2020 và 2021 số lượng thực tập sinh giảm mạnh, tuy nhiên con số này đã liên tục tăng nhanh cho tới trước thời điểm bùng phát dịch bệnh. Quốc tịch và ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng ◆ Quốc tịch của thực tập sinh kỹ năng Quốc tịch Số người Tỉ lệ Tổng 354,104 100.0% Việt Nam 202,365 57.1% Trung Quốc/td> 55,522 15.7% Indonesia 30,978 8.7% Philippines 28,132 7.9% Thái Lan 9,511 2.7% ・ Những quốc gia có nhiều thực tập sinh kỹ năng tại Nhật được xếp theo thứ tự như sau: Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia. ・ Ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng đã được quyết định sẵn. Ba ngành nghề tiếp nhận nhiều đó là: xây dựng, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí – kim khí, sau đó đến các ngành như nông nghiệp, dệt may v.v. Điểm cần chú ý trong thời gian thực tập kỹ năng! ・ Thực tập kỹ năng bao gồm các loại như sau: số 1 (năm thứ nhất), số 2 (năm thứ hai, thứ ba), số 3 (năm thứ tư, thứ năm). Phần lớn thực tập sinh sẽ thuộc loại số 1 và số 2, tổng thời gian thực tập là 3 năm. ・ Để chuyển sang giai đoạn tiếp theo, thực tập sinh phải đỗ kì thi kiểm tra tay nghề. ※ Số 1 → Số 2 (chuyên môn + tay nghề) ※ Số 2 → Số 3 (tay nghề) ・ Đại đa số các ngành nghề (có 85 ngành tới thời điểm năm 2021) có thể chuyển từ thực tập kỹ năng số 1 sang số 2, tuy nhiên cũng có ngành chỉ có thể làm 1 năm với tư cách số 1. Nếu thực tập sinh không biết về điều này và ứng tuyển những ngành như thế thì sau khi sang Nhật sẽ gặp khó khăn. Các bạn hãy kiểm tra thật kỹ trước khi phỏng vấn ở Việt Nam xem ngành nghề mình định ứng tuyển có thể làm 3 năm hay không nhé. ・ Cũng có điểm cần chú ý đối với những bạn muốn làm 5 năm. Chỉ có 77 ngành (tới thời điểm năm 2021) được chuyển từ thực tập kỹ năng số 2 sang số 3. Thêm vào đó còn có một điều kiện nữa, đó là nghiệp đoàn cũng như công ty của bạn cần nhận được đánh giá “tốt” của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Công ty phái cử và đoàn thể quản lý (Nghiệp đoàn) Chế độ thực tập kỹ năng có sự tham gia của công ty phái cử (nước của thực tập sinh) và đoàn thể quản lý (Nhật Bản). Nếu có nhiều đoàn thể quản lý thì sẽ được gọi là “Hợp tác xã” (thường gọi là “Nghiệp đoàn”). Sau đây là vai trò của tổ chức đó cũng như quy trình thực tập kỹ năng. ※ Mặc dù là một con số nhỏ, nhưng cũng có chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng chỉ dành cho một cá thể công ty, trong đó công nhân của các công ty con ở nước ngoài được đào tạo tại một công ty mẹ của Nhật Bản. Quy trình tới khi bắt đầu thực tập kỹ năng (Toàn bộ) Công ty phái cử Nghiệp đoàn Công ty tiếp nhận ① Tìm ứng cử viên ① Tìm đơn tuyển dụng (Làm việc với công ty tiếp nhận) ② Tìm nhân viên ④ Giới thiệu ứng cử viên ③ Nhờ giới thiệu ứng cử viên ⑤ Đào tạo ⑤ Phỏng vấn ⑥ Lấy tư cách lưu trú ⑦ Tập huấn sau khi sang Nhật ⑧ Bắt đầu thực tập Làm việc → Đưa đơn tuyển dụng → Nhờ giới thiệu ứng viên ・ Nghiệp đoàn làm việc với công ty tiếp nhận, tìm đơn tuyển dụng. ・ Sau khi nhận được đơn tuyển dụng, nghiệp đoàn nhờ công ty phái cử giới thiệu ứng viên. Tuyển ứng viên → Giới thiệu ứng viên ・ Thông thường, công ty phái cử sẽ tuyển ứng viên muốn làm thực tập sinh kỹ năng. ※ Có rất nhiều công ty phái cử nhờ những người có ảnh hưởng tại địa phương, giáo viên và cựu thực tập sinh giới thiệu ứng viên và khi công ty phái cử nhận được giới thiệu, họ sẽ gửi tiền cảm ơn cho người đã giới thiệu. Tác hại của phần tiền cảm ơn này sẽ được giải thích tại đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào ・ Sau khi nhận đơn tuyển dụng từ nghiệp đoàn bên Nhật, công ty phái cử sẽ giới thiệu ứng viên. Phỏng vấn – Tuyển dụng ・ Nếu tập hợp được các ứng viên, công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn (hoặc chỉ có nghiệp đoàn) sẽ đến công ty phái cử để phỏng vấn và quyết định sẽ tuyển dụng ai. Đào tạo → Cử đi Nhật ・ Công ty phái cử sẽ tiến hành dạy tiếng Nhật v.v. cho những người đã được tuyển (khoá học thường từ 3~6 tháng), sau khi ứng viên lấy được tư cách lưu trú (visa) sẽ cử những ứng viên đó sang Nhật. Thông thường, ứng viên sẽ học tập tại trung tâm tiếng Nhật nội trú. ・ Cũng có những công ty phái cử đào tạo cho ứng viên từ trước khi đỗ phỏng vấn. Tập huấn sau khi sang Nhật ・ Nghiệp đoàn sẽ tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản rồi đưa về cơ sở lưu trú, sau đó tập huấn về tiếng Nhật và cuộc sống tại Nhật trong thời gian hơn 1 tháng. Bắt đầu thực tập ・ Thực tập sinh sẽ đi đến công ty của mình, bắt đầu thực tập kỹ năng. Vai trò của Nghiệp đoàn sau khi thực tập sinh sang Nhật Sau khi thực tập sinh bắt đầu thực tập kỹ năng, đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) cũng có những vai trò (nghĩa vụ) sau đây. Kiểm tra xem công ty có quản lý việc đào tạo thực tập sinh kỹ năng đúng cách hay không và báo cáo với Cục quản lý xuất nhập cảnh (hơn 1 lần trong 3 tháng). Đối với công ty có thực tập sinh năm đầu tiên, tới công ty để kiểm tra hơn 1 lần mỗi tháng. Trao đổi với thực tập sinh về nội dung công việc, chế độ đãi ngộ, cuộc sống, v.v. bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Nếu nghiệp đoàn không làm tròn vai trò như vậy sau khi bạn sang Nhật và để xảy ra sự cố, bạn hãy xem bài viết được liên kết bên dưới và tham khảo ý kiến ​​của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) hoặc các nhóm hỗ trợ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt Điểm khác biệt với những tư cách lưu trú khác Sống cùng gia đình Vợ chồng và con cái của thực tập sinh không lấy được tư cách lưu trú “sống cùng gia đình” để cùng sống với thực tập sinh ở Nhật = Khác với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế và tư cách Kỹ năng đặc định số 2. Chuyển việc Về nguyên tắc là không thể chuyển nơi làm việc = Khác với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế và tư cách Kỹ năng đặc định số 1, số 2. Chuyển việc (Ngoại lệ) Nếu thực tập sinh gặp vấn đề với nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận thì có thể đổi nơi thực tập. Hãy tham khảo bài viết trong đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Giải quyết rắc rối của thực tập kỹ năng (Sau khi sang Nhật)

Kinh nghiệm học tiếng Nhật đi xuất khẩu

Học tiếng Nhật đi xuất khẩu là một quyết định đầu tư cho tương lai và có thể giúp bạn có được công việc tốt hơn và thu nhập cao hơn sau khi xuất khẩu lao động. Việc lựa chọn phương pháp học phù hợp và nỗ lực trong quá trình học sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình một cách hiệu quả. Hãy luôn giữ tinh thần tích cực và kiên trì để thành công trong việc học tiếng Nhật đi xuất khẩu.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ VIỆT PHÁT

Địa chỉ: 556 Lê Duẩn, P. Ea Tam, Tp. Bmt, Đăk Lăk

Email: [email protected]

Website:   https://vieclamvietphat.com

Các ace đăng ký thông tin vào form bên dưới để nhận thông tin mới các thị trường nước ngoài  hoặc chat qua zalo nhé .https://zalo.me/0963745538)

Hiện nay, mức lương cơ bản các doanh nghiệp Nhật Bản chi trả cho người lao động nằm trong khoảng 30 - 40 triệu đồng/tháng, con số này cao hơn nhiều so với thu nhập trong nước. Sau quá trình học tập và làm việc tại Nhật, nhiều người Việt đã đủ điều kiện kinh tế để có thể định cư tại đây, hoặc có số tiền tích lũy lớn hay tìm kiếm được công việc có thu nhập cao khi về nước.

Chính vì vậy nên ngày càng nhiều lao động Việt có mong muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Tuy nhiên, có một thực trạng gây “nhức nhối” trong nhiều năm qua, tạo rào cản rất lớn cho người lao động đó là vấn đề chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản quá cao.

Tình trạng chi phí đắt đỏ như vậy đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng một phần không nhỏ đó là do các trung tâm, công ty đào tạo “chui” không có giấy phép, các công ty hay cá nhân thu lợi bất chấp thông qua việc “tự ý phát sinh” ra nhiều khoản phí không hợp pháp. Lợi dụng sự tin tưởng, thiếu kiến thức của người lao động để hoạt động trái với quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Đa số người lao động chọn rời xa quê hương để đi xuất khẩu lao động đều có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Thế nhưng, với mức chi phí tư vấn, môi giới “trên trời” đã khiến họ đành phải “ngậm ngùi” đứng trước lựa chọn khó khăn. Hoặc là từ bỏ ước mơ; hoặc là đồng ý “chạy vạy” khoản tiền rất lớn trả cho các trung tâm hay công ty môi giới để được sang Nhật với mong muốn có thể cải thiện cuộc sống.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, đến khi sang được Nhật Bản, người lao động lại phải mất nhiều thời gian, nhiều công sức làm việc không ngừng nghỉ mới có thể thu hồi được khoản chi phí trước đó đã bỏ ra. Điều này khiến họ bị mất tinh thần học tập và làm việc, thậm chí do áp lực tài chính đã có trường hợp các lao động phạm tội, cư trú bất hợp pháp,… vô hình trung làm hình ảnh lao động Việt Nam xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế.

Nhằm giải quyết thực trạng trên, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế ABC (ABC HR) đã tiên phong áp dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực Xuất khẩu Lao động.

Cụ thể, ABC HR đã tạo ra giải pháp toàn diện giúp kết nối trực tiếp giữa người lao động và công ty tiếp nhận tại Nhật mà không thông qua bất cứ khâu trung gian nào. Tham gia chương trình của ABC HR, người lao động chỉ mất mức chi phí trọn gói 2900 USD, được hưởng một số quyền lợi như:

Chi phí thấp: nói không với môi giới, “cò mồi”, ABC HR có những giải pháp quản lý, kiểm soát tư vấn viên khắt khe. Trong quá trình tư vấn không được phép thu thêm bất cứ loại phí nào nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho người lao động.

Thông tin rõ ràng, minh bạch: công nghệ 4.0 giúp người lao động được tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng, qua đó người lao động luôn được cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác về công việc tại Nhật Bản.

Được cấp bằng cao đẳng: người lao động có cơ hội nhận bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Nhật ngữ trước khi về nước.

Việc làm, thu nhập sau khi về nước: Dữ liệu của người lao động trước khi về Việt Nam được các công ty trong nước tuyển chọn, từ đó sẽ có cơ hội tìm kiếm được công việc ổn định với mức thu nhập cao.

Mô hình hoạt động tối ưu trên đã giảm thiểu tối đa chi phí cho người lao động, đồng thời tăng chất lượng lao động cho công ty tiếp nhận.

Theo đó ABC HR còn đưa thêm vào những chính sách giảm học phí cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động nữ đang nuôi con nhỏ, học viên có thành tích xuất sắc, người đã biết tiếng Nhật,…

Chỉ sau 4 - 6 tháng học tập, người lao động có thể đạt trình độ tiếng Nhật tương đương N4 và nắm vững kiến thức cơ bản về luật pháp, văn hóa, lối sống,... của Nhật Bản để đáp ứng các hoạt động lao động, sản xuất một cách hiệu quả.

Người lao động cũng sẽ luôn được an tâm về môi trường làm việc cũng như chế chế độ đãi ngộ, bởi tất cả những doanh nghiệp Nhật Bản trước khi trở thành đối tác sẽ được ABC HR chọn lựa rất kỹ càng; đều là những đơn vị uy tín top đầu tại Nhật, luôn quan tâm, sẵn sàng hỗ trợ vé máy bay và visa cho người lao động,...

Ngoài ra ABC HR cũng không quên đầu tư mạnh vào hệ thống cơ sở vật chất với trường đào tạo lao động xuất khẩu có quy mô sức chứa trên 800 người; được trang bị đầy đủ các chức năng như khu lớp học, khu ký túc xá, nhà ăn, phòng thể thao,... Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, giao lưu để tái tạo sức khỏe tinh thần, giúp ứng viên được an tâm và có động lực hơn trong quá trình học tập trước xuất cảnh.

Tự tin là đơn vị xuất khẩu lao động có mức chi phí rẻ nhất tại Việt Nam, ABC HR luôn hoạt động với phương châm “tiết kiệm chi phí”, tạo điều kiện cho người lao động Việt được thay đổi tương lai với chi phí thấp nhất.

Người lao động có nhu cầu tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản của ABC HR có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty cổ phần đầu tư và thương mại quốc tế ABC.

Địa chỉ: Tòa nhà xổ số, Quốc lộ 23B, Cổ Dương, Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội.

Xuất khẩu lao động tuy là thị trường tiềm năng, thế nhưng nếu không tìm hiểu và chọn lọc thông tin thật kỹ lưỡng chúng ta sẽ rất dễ bị “lừa”, gây tổn hại nặng nề đến kinh tế của bản thân và gia đình. Hãy chọn lựa đơn vị xuất khẩu lao động uy tín, luôn phải cảnh giác và cẩn trọng trước những chiêu trò hứa hẹn “ảo” của các tổ chức thiếu minh bạch.