© 2012-2022 Bản quyền thuộc về Trang Công Nghệ.
Chứng chỉ CompTIA IT Fundamentals+ (ITF+)
Chứng chỉ ITF+ dành cho những sinh viên muốn gắn bó với ngành công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp hoặc những ai đang quan tâm tới việc chuyển ngành. Chứng chỉ này xác nhận bạn có kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin và cho bạn biết rõ hơn về môi trường làm việc của ngành công nghệ thông tin.
Chứng chỉ CompTIA A+ dành cho các chuyên gia hỗ trợ, kỹ thuật viên dịch vụ hiện trường, nhà phân tích hỗ trợ máy tính và hỗ trợ help desk. Nếu có hứng thú với một trong những lĩnh vực trên, bạn nên kiếm cho mình chứng chỉ CompTIA A+.
CompTIA Network+ là chứng chỉ cấp độ nhập môn bao gồm các khái niệm mạng, xử lý sự cố, hoạt động, công cụ và bảo mật cũng như hạ tầng công nghệ thông tin. Chứng chỉ được thiết kế cho các quản trị viên mạng mới vào nghề, kỹ thuật viên mạng hiện trường, kỹ sư hệ thống học việc, tư vấn viên công nghệ thông tin và kỹ sư mạng hiện trường.
Bảo mật là một kỹ năng công nghệ thông tin quan trọng với bất cứ vai trò nào, ví thế, bạn sẽ rất được ưu tiên trong số các ứng viên nếu có trong tay chứng chỉ CompTIA Security+. Nó cũng phù hợp với những bạn muốn theo đuổi vị trí quản trị viên mạng, hệ thống và bảo mật, chuyên gia bảo mật, kiểm toán viên công nghệ thông tin sơ cấp, tư vấn bảo mật và kỹ sư bảo mật.
Chứng chỉ Cisco Certified Network Associate (CCNA) Routing & Switching
Chứng chỉ CCNA Routing & Switching là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn gắn bó với ngành hệ thống mạng. Tuy nhiên, nó cũng hợp lý với những ai muốn xin việc vào vị trí help desk cơ bản. Bài test của chứng chỉ này kiểm tra khả năng xác định các model router và switch, cáp và giao diện Cisco của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần phải hiểu về các chế độ hoạt động của phần mềm Cisco IOS và Cisco CLI.
Các trường đại học ở Trung Quốc về CNTT, Kinh doanh, Khoa học và các ngành khác
Trong bài viết này, chúng tôi quyết định hợp nhất các trường đại học tốt nhất ở Trung Quốc trong các lĩnh vực CNTT, Kinh doanh, Khoa học và Công nghệ, Y khoa, Luật học, Khách sạn.
Các trường đại học ở Trung Quốc về công nghệ
Chứng chỉ Microsoft Certified Solution Associate (MCSA)
MCSA là một chứng chỉ cấp độ cơ bản khác của Microsoft, chứng nhận khả năng thiết kế và tạo ra các giải pháp công nghệ trên bộ phần mềm và dịch vụ của Microsoft. MCSA là phiên bản cao cấp hơn một chút so với MTA nhưng bạn không cần hoàn thành MTA trước khi thi MCSA. Dẫu vậy, bạn cần có MCSA trước khi lấy các chứng chỉ khác của Microsoft như MCSE, MCSD, MCPS hoặc MCT.
10. Chứng chỉ PMI Certified Associate in Project Management (CAPM)
CAPM là chứng chỉ cấp độ cơ bản được công nhận rộng rãi dành cho các quản lý dự án được cấp bởi Viện Quản lý Dự án Hoa Kỳ (PMI). Tuy nhiên, kể cả không làm quản lý dự án bạn vẫn nên có chứng chỉ CAPM bởi rất nhiều công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin yêu cầu các kỹ năng quản lý dự án để giám sát các dự án kỹ thuật.
Trên đây, là các chứng chỉ điển hình mà các bạn ngành công nghệ thông tin cần trang bị, đặc biệt các bạn có định hướng về trung tâm dữ liệu. Hy vọng, những thông EMYS cung cấp trên đây có thể mang đến những kiến thức cần thiết đến bạn.
EMYS Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Tư vấn, Thiết kế Tích hợp, Kiểm toán và đào tạo trung tâm dữ liệu chuyên nghiệp, đúng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và bảo mật.
Để biết thêm thông tin về dịch vụ Tư vấn, Thiết kế và Triển khai Trung tâm dữ liệu, mời bạn liên hệ qua thông tin sau:
- Địa chỉ: 745/20 Nguyễn Bình, Xã Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh
Tới dự có các đồng chí: Phan Xuân Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm UB Khoa học – Công nghệ và Môi trường Quốc hội; Mai Văn Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; đại diện Hiệp hội sữa Việt Nam
Về phía Tỉnh Thanh Hoá có các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Tiên Phong, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh; Nguyễn Đức Quyền, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thành, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban dân vận Tỉnh uỷ, lãnh đạo các Sở, ban, ngành đoàn cấp tỉnh.
Về phía Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk có: Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Tổ hợp các trang trại chăn nuôi bò sữa chất lượng cao Vinamlik có tổng vốn đầu tư ban đầu là 1.600 tỷ đồng. Dự án có tổng diện tích 2.500 ha, trong đó có 147 ha để xây dựng trang trại và 1.600 ha để phát triển nguyên liệu thức ăn thô xanh cho đàn bò.
Đây là tổ hợp được đầu tư xây dựng với công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại nhất thế giới trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, được thiết kế bởi nhà thầu GEA Farm Technologies (Mỹ). Công nghệ chăn nuôi tiên tiến của tổ hợp giúp tối ưu hóa việc vận hành khi các trang trại đi vào hoạt động, đáp ứng các điều kiện của tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và tiêu chuẩn GLOBAL GAP.
Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa sẽ nhập khẩu bò từ Úc và Mỹ với quy mô 16.000 con và có thể tăng lên 24.000 con trong giai đoạn 2. Cung cấp sản lượng sữa bình quân 98.630 kg/ngày, tương đương với hơn 36 triệu lít/năm. Dự kiến, công trình sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Vinamilk đã và đang đầu tư một cách bài bản để phát triển nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn đến chăn nuôi, thú y, xử lý chất thải bảo vệ môi trường…
Đến nay, Vinamilk đã có 08 trang trại quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, New Zealand và Mỹ. Các trang trại của Vinamilk là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á được chứng nhận Global G.A.P về thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu, được Bộ NN&PTNT công nhận Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hiện nay, ngoài 8 trang trại đang hoạt động, Vinamilk còn liên kết với gần 8.000 trang trại/hộ dân chăn nuôi bò sữa gần 100.000 con trên cả nước, thu mua sản lượng bình quân khoảng 650 tấn sữa/ngày, góp phần tạo việc làm cho nông dân, xây dựng một ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển theo hướng ổn định và bền vững.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Mai Văn Ninh, Uỷ Viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá và đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp các trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Vinamilk là dự án lớn, có tính đột phá về quy mô, công nghệ, mô hình tổ chức sản xuất theo tinh thần Nghị quyết số 16 ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; là dự án tiếp nối của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk tham gia vào chương trình phát triển bò sữa của tỉnh Thanh Hóa.
Việc khởi công thực hiện dự án là kết quả của quá trình hợp tác lâu dài, hiệu quả giữa tỉnh Thanh Hóa và Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk. Đây là dự án duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chọn để khởi công chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18. Đây cũng là một trong những dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam.
Dự án xây dựng Tổ hợp các trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Vinamilk được đầu tư không những tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng lớn, tạo việc làm trực tiếp và thu nhập ổn định cho nhiều lao động; tăng thu cho ngân sách nhà nước, mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Dự án được khởi công xây dựng là kết quả quá trình chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng của nhà đầu tư với sự tham gia của các đơn vị tư vấn thiết kế uy tín nước ngoài như: Đức, Mỹ, Thái Lan, Israel; sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; sự cố gắng, nỗ lực của các ngành, các cấp trong tỉnh và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân địa phương.
Để đáp lại sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương và sự tin tưởng của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng yêu cầu các ngành, các cấp, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng, Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện: Yên Định, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc và cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể nhân dân các xã trong vùng dự án phải đồng hành, phối hợp với chủ đầu tư và nhà thầu để giải quyết hoặc đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện dự án. Trước mắt cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề về cấp điện, cấp nước, đảm bảo an ninh, trật tự, thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư và các điều kiện cần thiết khác để chủ đầu tư, các nhà thầu triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, sớm hoàn thành đầu tư, đưa dự án đi vào hoạt động đúng kế hoạch./.Minh Tuyết - Xuân Trường
(Congannghean.vn)-Những đứa trẻ đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ngay tại quê hương xứ Nghệ đã đưa ngành y tế Nghệ An lên một đỉnh cao, bước ngoặt mới trong điều trị vô sinh, hiếm muộn. Sau bao nhiêu năm mòn mỏi chờ đợi, giờ đây hy vọng về tiếng cười trẻ thơ ngập tràn căn nhà hạnh phúc đã lại thắp lên cho những gia đình.
Ngày 17/11/2017 là ngày đánh dấu bước ngoặt kỳ vĩ của nền y học tỉnh nhà, là thời khắc đánh dấu sự thăng hoa đỉnh cao trong điều trị vô sinh, hiếm muộn của ngành y tế Nghệ An. Vào lúc 8 giờ 20 phút, ca sinh mổ đầu tiên được đội ngũ y, bác sĩ thuộc Đơn vị Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An thực hiện thành công đối với sản phụ Trần Thị T. trú tại huyện Hưng Nguyên. Bé gái nặng 3,7 kg cất tiếng khóc chào đời đã xua tan mọi lo âu, thấp thỏm chờ đợi sau nhiều năm tất tả ngược xuôi, lặn lội từ Bắc chí Nam để chữa trị hiếm muộn của vợ chồng chị T.. Tiếp đó, vào lúc 9 giờ 35 phút cùng ngày, ca mổ thứ hai được thực hiện đối với sản phụ Nguyễn Thị T. trú tại huyện Diễn Châu. Thêm 1 bé gái nặng 3,7 kg nữa chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của gia đình cũng như đội ngũ y, bác sĩ của đơn vị hỗ trợ sinh sản.
Điều đặc biệt kỳ thú là cả 2 em bé nói trên đều là những công dân đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại Nghệ An. Đây là các ca thụ tinh ống nghiệm đầu tiên thành công sau hơn 9 tháng Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện HNĐK Nghệ An đi vào hoạt động. Bác sĩ CKI Hoàng Ngọc Anh, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện HNĐK Nghệ An cho biết thêm: Tháng 2/2017, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản chính thức thành lập, 2 sản phụ nói trên là những trường hợp đầu tiên được làm thụ tinh ống nghiệm IVF. Bước đầu, quá trình chọc hút trứng và chuyển phôi, dù có nhiều khó khăn phát sinh, nhưng với sự hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, phôi được đặt thành công và 2 tuần sau chuyển phôi thì tin vui đã đến.
Cảm xúc của sản phụ được làm mẹ lần đầu sau bao năm tháng đợi chờ thật không có lời nào để diễn tả hết được, nhưng cảm xúc của các y, bác sĩ làm công việc này còn khó tả hơn thế nữa. Bác sĩ Hoàng Đạt, sau ca IVF đầu tiên được thực hiện thành công, đã không giấu được cảm xúc, bộc bạch rằng: “Cái cảm xúc lúc đó thực sự khó tả: Hồi hộp như lần đầu tiên tỏ tình. Mong ngóng như ngày được đưa nàng lên xe hoa. Lo lắng như ngày vợ vượt cạn. Hạnh phúc vỡ òa như được bế thiên thần của mình trên tay”. Theo vị bác sĩ này, để thực hiện được một ca IVF, giống như một cuộc chiến thật khốc liệt. Trong lúc các cặp vợ chồng chưa may mắn đang trong cuộc chiến với sức khỏe, với tâm lý, với những dư luận bên ngoài thì đội ngũ y, bác sĩ ở đây cũng đang chiến đấu cho trách nhiệm mang lại niềm tin, niềm hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.
Khi bài viết này lên trang, cũng là thời điểm chị Trần Thị M. trú tại TP Vinh vừa đón nhận niềm vui ngoài sự mong đợi, khi thông qua IVF, chị đã sinh hạ được 2 đứa con. Không niềm vui nào lớn lao hơn thế, cũng không có mong ước nào cao xa hơn khi viên mãn nhìn mẹ tròn con vuông sau nhiều năm trời mỏi mòn chờ đợi. Với trường hợp của chị Trần Ngọc A. trú tại huyện Tân Kỳ cũng vậy. Vợ chồng cưới nhau từ năm 2013, nhưng mãi vẫn chẳng có tin vui khiến 2 gia đình “lo sốt vó”, trong khi vợ chồng không ít lần căng thẳng vì chuyện con cái.
Đầu năm 2017, sau thời gian điều trị tại nhiều nơi nhưng không thành công, nghe tin tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An tổ chức thăm khám và điều trị hiếm muộn, 2 vợ chồng dắt nhau đến với suy nghĩ thử vận may. Thật bất ngờ, chị A. đã thành công ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên. Đến nay, thai nhi đã gần 38 tuần, mọi chỉ số phát triển đều bình thường. 2 vợ chồng đang đếm ngược thời gian từng giờ, từng phút để chào đón đứa con đầu lòng sau ngàn ngày chung sống.
Thắp lửa ước mơ cho các gia đình hiếm muộn
Đến thời điểm hiện nay, sau gần 1 năm đi vào hoạt động, tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện HNĐK Nghệ An đã tiếp nhận khoảng 2.100 trường hợp đến khám, tư vấn và điều trị, chủ yếu đến từ các huyện trong tỉnh và vùng lân cận. Trong số này, có 35 cặp vợ chồng thực hiện thành công kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, 75 chu kỳ được chọc hút trứng và đông phôi, 35 trường hợp đang quản lý thai sau đang điều trị tại đơn vị. Đó là chưa kể đến còn rất nhiều cặp vợ chồng sau khi được khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý viêm nhiễm thông thường đã mang thai tự nhiên hiệu quả.
Bác sĩ CKI Hoàng Ngọc Anh, quyền Trưởng khoa Sản cho biết thêm: Thụ tinh ống nghiệm là kỹ thuật chuyên sâu trong hỗ trợ sinh sản. Đây là phương pháp cho tinh trùng và trứng gặp nhau và thụ tinh bên ngoài cơ thể tạo thành phôi, phôi sau đó sẽ được chuyển vào buồng tử cung.
Thực tế, việc điều trị vô sinh được Bệnh viện triển khai từ lâu nhưng mới dừng lại ở việc bơm tinh trùng vào tử cung (IUI). Hiện nay, với sự hỗ trợ từ Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia, đơn vị có thể thực hiện được các kỹ thuật trong thụ tinh ống nghiệm. Chi phí mỗi ca thụ tinh ống nghiệm hiện dao động từ 50 - 70 triệu đồng. So với việc phải ra Hà Nội, vào TP Hồ Chí Minh hay Bệnh viện Trung ương Huế thì việc thực hiện kỹ thuật này tại TP Vinh đã giảm bớt phần nào chi phí cho các cặp gia đình hiếm muộn.
Thấu hiểu được điều này, cũng như muốn chia sẻ một phần gánh nặng, khó khăn cho những gia đình đã “neo” lại trong cơn “khó” khi nhiều năm chung chăn, chung gối nhưng không có con chung, cách đây 2 năm, các kíp bác sĩ, cử nhân và kỹ thuật viên được cử đi học tập ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản hàng đầu của cả nước (TP Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội). Cùng với đó, sự hỗ trợ trực tiếp của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, đặc biệt là Ban Giám đốc Bệnh viện đã không “lăn tăn” khi đặt trọn niềm tin, bỏ ra hàng chục tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị hiện đại, tân tiến nhất hiện nay, đáp ứng quá trình mang lại tiếng cười trẻ thơ tại đây.
Cuối cùng, xin mượn lời của bác sĩ Trần Cảnh, công tác tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An, rằng: “Vẫn còn đó rất nhiều những bà mẹ mong chờ những đứa con. Các bạn có thể đi trên nhiều con đường, nhưng hãy chọn cho mình con đường ngắn nhất và tốt nhất để về đích. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện HNĐK Nghệ An đang dọn sẵn cho bạn các cung đường có nền địa chất cứng cáp ổn định, để đi đến”.
So với việc xuất khẩu bột đá trắng siêu mịn và đá thô (đá hộc) đã có sự chênh lệch rất lớn về giá trị thu được. Điều này không chỉ doanh nghiệp mất đi một khoản thu không đáng có và Nhà nước đang bị “chảy máu” tài nguyên một cách ồ ạt.
Số liệu năm 2018 cho thấy, khối lượng xuất khẩu đá hộc trắng thô là 1.210.155,12 tấn, thu được trên 24,181 triệu USD, trong khi đó đá trắng xay thành bột siêu mịn xuất khẩu là 383.667,17 tấn, thu được 40,51 triệu USD. Theo số liệu trên thì giá trị 1 tấn đá trắng thô trung bình chỉ được khoảng trên dưới 20 USD, trong khi đá trắng xay siêu mịn tương đương khoảng 100 USD (chênh lệch khoảng 5 lần); điều đó có nghĩa là, dù khối lượng đá hộc xuất đi gấp khoảng 4 lần so với đá trắng xay thành bột siêu mịn nhưng giá trị thu lại cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này lại chỉ bằng già nửa so với giá trị đá bột xay siêu mịn mang lại. Cụ thể, nếu như hơn 1,2 triệu tấn đá hộc trắng thô xuất đi trong năm 2018 vừa qua được các doanh nghiệp chế biến thành đá xay siêu mịn trước khi xuất khẩu thì nguồn thu lại cho tỉnh nhà sẽ tăng thêm khoảng 100 triệu USD (tương đương hơn 2.300 tỉ đồng).
Theo những người am hiểu sâu về ngành đá trắng, các nước nhập khẩu bột đá trắng của Việt Nam sau đó tinh chế thành bột siêu mịn, thêm vào các loại phụ gia và bán sản phẩm có giá thành gấp rất nhiều lần. Đối với các loại đá hộc thô thì được đưa vào nhà máy xay bột nước - bột ướt (Việt Nam chưa có nhà máy công nghệ này - P.V) cũng có giá trị thương mại rất lớn. Qua đó có thể thấy, lâu nay nước ta vẫn không tận dụng được thế mạnh về tài nguyên này, vẫn ồ ạt xuất đá trắng thô ra nước ngoài thu được giá trị quá thấp so với các sản phẩm đã được tinh chế.
Theo Thông tư 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng về “hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng” đã từng cấm xuất khẩu nhiều loại khoáng sản, trong đó có đá vôi, phụ gia nằm trong quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu xi măng và đá khối. Đồng thời, quy định tiêu chuẩn xuất khẩu các loại khoáng sản khác như: Đá vôi làm nguyên liệu sản xuất kính xây dựng, luyện kim, nung vôi... quy định kích thước cỡ hạt phải ≤ 200 mm; đá ốp lát quy định độ dày ≤ 100 mm; đá hạt (đá vôi, đá hoa...) kích thước cỡ hạt ≤ 20 mm; đá Đolomit hàm lượng MgO ≥ 18 %, kích thước cỡ hạt ≤ 60 mm; đá xây dựng kích thước cỡ hạt ≤ 60 mm… Mặt khác, tại Thông tư 12/2016/TT-BCT ngày 5/7/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2012/TT-BCT, ngày 21/12/2012 của Bộ Công thương quy định về xuất khẩu khoáng sản cũng đã quy định rất rõ ràng về tiêu chuẩn xuất khẩu đá hoa trắng dạng bột cỡ hạt < 1mm, độ trắng ≥ 85%; đối với dạng cục thì cỡ cục phải từ 1 - 400 mm, độ trắng ≥ 95% (chỉ được xuất đến hết năm 2020) và cỡ cục 1 - 400 mm, 95% > độ trắng ≥ 80%.
Mặc dù các Thông tư nói trên đều hướng đến tiêu chuẩn xuất khẩu các loại khoáng sản nói chung và đá trắng nói riêng theo hướng ưu tiên chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm. Thế nhưng, căn cứ vào những tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và thực tế việc khai thác, chế biến, xuất khẩu đá trắng ở Nghệ An cho thấy, hầu hết việc xuất khẩu tài nguyên đá trắng vẫn chỉ đang dừng ở mức sơ chế hoặc xuất thô nên giá trị thu được của các mặt hàng này chưa phù hợp với giá trị thực của nguồn tài nguyên sẵn có.