Tại hội đàm, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, năm 2024 chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quân đội, tiêu biểu như: Cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước; các hoạt động chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Lào, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sắp tới là 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam...
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm như thế nào trong tổ chức Chính phủ?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
- Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hiện nay do ai bổ nhiệm?
Tại Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Đồng thời, căn cứ Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Theo đó, Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ trình.
Căn cứ Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang (bên phải) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân (bên trái) tham gia các hoạt động giao lưu tại Việt Nam sáng 11-4 - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 diễn ra dưới sự đồng chủ trì của đại tướng Phan Văn Giang - bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và thượng tướng Đổng Quân - bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Các hoạt động diễn ra tại hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) trong hai ngày 11 và 12-4.
Đúng 7h30 sáng 11-4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cùng đông đảo người dân khu vực biên giới đã chào đón đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc sang dự các hoạt động giao lưu tại Việt Nam.
Sau lễ đón đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc, bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước đã thực hiện chuỗi hoạt động kết nối hai nước Việt Nam - Trung Quốc như tham dự nghi lễ chào cột mốc biên giới, trồng cây hữu nghị biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai; Bộ trưởng Phan Văn Giang tô sơn cột mốc chủ quyền 102 bên phía Việt Nam.
Bên cạnh đó, bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã tham dự lễ cắt băng khánh thành Nhà văn hóa Hữu nghị biên giới Việt Nam - Trung Quốc; thăm và tặng quà Trường tiểu học Kim Đồng (thành phố Lào Cai), thăm Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lào Cai...
Cũng trong sáng nay, bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc tham gia hội đàm, ký kết văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Đến ngày 12-4, các hoạt động trong chương trình giao lưu sẽ diễn ra tại Trung Quốc. Lễ đón đoàn Việt Nam diễn ra tại cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu.
Một số hình ảnh giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 diễn ra sáng 11-4:
Thượng tướng Đổng Quân - bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, dẫn đầu đoàn đại biểu sang Việt Nam tham dự chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tặng hoa, đón thượng tướng Đổng Quân, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc trồng cây hữu nghị - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước tham dự lễ cắt băng khánh thành Nhà văn hóa Hữu nghị biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tặng quà cho đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ như thế nào?
Tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định như sau:
Theo Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về Bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
Căn cứ theo Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định về cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
Theo đó, Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ bao gồm:
[2] Cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
Các đơn vị trên đều có người đứng đầu. Trong đó, số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04. Đối với số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định sao cho bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào?
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là Thượng tướng Chu Văn Tấn. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam qua các thời kỳ bao gồm:
- Bộ trưởng Phan Văn Giang (từ 2021 - nay).
- Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch (từ 2016 - 2021).
- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (từ 2006 - 2016).
- Bộ trưởng Phạm Văn Trà (từ 1997 - 2006).
- Bộ trưởng Đoàn Khuê (từ 1991 - 1997).
- Bộ trưởng Lê Đức Anh (từ 1987 - 1991).
- Bộ trưởng Văn Tiến Dũng (từ 1980 - 1986).
- Bộ trưởng Tạ Quang Bửu (từ 1947 - 1948).
- Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp (từ 1946 -1947, 1948-1980).
- Bộ trưởng Chu Văn Tấn (từ 1945 - 1946).
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?
NÓNG: Đáp án tuần 2 cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đầy đủ
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là Bộ trưởng Chu Văn Tấn
Bộ trưởng Chu Văn Tấn (Tân Hồng; 1910 - 1984) là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ lâm thời và Chính phủ Liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (9/1945 - 2/1946).
Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm? (Hình từ internet)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ cao nhất của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014), cụ thể:
Bên cạnh đó, theo Điều 3 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ngoài ra tại Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ cao nhất của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.