Cách tra cứu thuế suất cũng khá đơn giản, nhưng bạn cần biết trước Mã HS của hàng hóa
Tải file biểu thuế xuất nhập khẩu
Bạn có thể mở và tải file Biểu thuế xuất nhập khẩu 3 năm gần đây:
Mỗi năm đều thấy có biểu thuế dưới dạng file. Mấy năm gần đây, công ty tôi hay dùng file do anh Vũ Quý Hưng - hải quan Quảng Ninh biên soạn (cám ơn bác Hưng đã bỏ thời gian làm việc này!). Chính là file tôi để trong đường link phía trên.
File excel này có ưu điểm là rất tiện dụng. Bạn chỉ cần tải về máy tính, khi nào cần thì mở ra sử dụng. Khả năng tìm kiếm trên file excel rất nhanh so với sách giấy. Do đó, khi phải tra cứu mã HS hay thuế suất của 1 mặt hàng nào đó, có thể chỉ cần vài thao tác và 1 cú nhấp chuột là có kết quả. Tất nhiên, để có kết quả chính xác thì phải làm nhiều lần, loại bỏ, so sánh, chọn kết quả tối ưu nhất. Và tìm được nhanh hay chậm cũng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng tra cứu mã HS của hàng hóa.
Còn nếu như bạn có mã HS rồi, mà muốn tra cứu mức thuế suất, thì quá đơn giản.
Với hàng nhập khẩu, chọn phần thuế nhập, nhấn Ctrl+F, gõ mã HS vào, và Enter là đến dòng hàng cần tra. Nhìn sang bên phải tìm cột mã thuế phù hợp, chẳng hạn có C/O hay không, nếu có thì theo mẫu nào (ví dụ: Form D). Dóng theo cột tương ứng sẽ tìm được mức thuế cần tra cứu.
Với hàng xuất khẩu thì chọn Tab thuế xuất khẩu ở Sheet có tên XK gần cuối cùng bên phải, và cũng thao tác tương tự như với hàng nhập. Cách làm tương tự với thuế Tiêu thụ đặc biệt (ĐB) hay thuế môi trường (MT).
Dùng file thì nhanh, nhưng cũng có nhược điểm là chưa thể tin tưởng 100%. Đồng thời có nhiều khi phải đọc kỹ, đối chiếu chéo giữa hai hay nhiều mã HS, thì không tiện vì phải Search nhiều lần. Khi đó sách giấy mới phát huy tác dụng.
Sách này cũng mỗi năm phát hành một cuốn khoảng trên dưới 500 trang. Hết năm lại bỏ đi, mua cuốn năm mới (cũng hơi tiếc!).
Sách do nhiều nhà xuất bản phát hành, nội dung giống nhau, chỉ hình thức là khác nhau chút ít. Cá nhân tôi thì thích dùng Biểu thuế xuất nhập khẩu của Nhà xuất bản Tài chính: hình thức dễ đọc, mà dù sao cũng của Tài chính thì cảm giác (cảm tính!) cũng yên tâm hơn 1 chút xíu.
Bạn có thể mua ở hiệu sách, nhưng không hay có sẵn vì không phải là thể loại sách phổ biến, và đối tượng sử dụng không rộng rãi. Nhưng có thể mua online, khá nhiều kênh, chỉ cần để ý lựa chọn để có kênh tốt, và chọn phương án nhận sách mới trả tiền, cho đỡ rủi ro.
Tôi hay mua của 1 nhà sách online hàng năm, nên cứ cuối năm là tôi điện báo trước, khi nào có sách họ gửi, kèm theo hóa đơn tài chính viết cho công ty tôi. Vậy cũng khá tiện.
Nhưng tôi xin lưu ý: sách biểu thuế thường phải từ giữa đến cuối tháng 1 hàng năm mới có. Do đó, vào thời điểm đầu tháng 1 dương lịch, nếu phải tra cứu, bạn đành phải dùng file excel. Hoặc cũng có thể tra online như cách tôi sẽ trình bày tiếp theo đây.
Để tra cứu, bạn có thể dùng một vài nguồn như website Tổng cục hải quan, văn bản pháp luật liên quan đến biểu thuế… Tôi sẽ nêu từng nguồn dưới đây.
Tra Biểu thuế xuất nhập khẩu trong thông tư
Theo cách này, bạn phải tìm văn bản quy định pháp luật về Biểu thuế, có thể là file scan có cả dấu. Sau đó tìm đúng loại hàng mình cần tra cứu, để tìm mức thuế suất. Ví dụ, bạn tìm số văn bản và vào Google để tìm file văn bản gốc có dấu, hoặc văn bản word để tra cứu:
Nhược điểm cách làm này là sẽ mất công tìm văn bản, có thể tải về máy hoặc xem trên website, sau đó tìm dòng hàng tương ứng căn cứ vào mã HS. Thêm nữa, với mỗi mã HS nếu muốn tra 1 lúc nhiều loại thuế ưu đãi, chẳng hạn như có CO form VK và AK, thì phải mở riêng rẽ từng file Biểu thuế cho mỗi loại.
Bù lại, ưu điểm của cách này là độ tin cậy cao nhất. Lúc đó, bạn đang xem chính văn bản của Thông tư liên quan, có thể là file scan bản gốc thì độ chính xác là 100%.
Nói chung, có nhiều cách để tìm và tra cứu Biểu thuế xuất nhập khẩu. Mỗi cách có ưu nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu và điều kiện cụ thể mà bạn chọn cho mình cách làm phù hợp. Mục đích là tra cứu chính xác mức thuế suất cho loại hàng mà công ty bạn xuất hay nhập khẩu.
Nếu bạn thấy việc tra cứu mã HS cũng như biểu thuế quá rắc rối, và muốn tìm đơn vị dịch vụ hải quan, thì vui lòng liên hệ với chúng tôi, hoặc gửi yêu cầu báo giá trong link dưới.
Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm!
Đến đây tôi xin kết thúc bài viết về Biểu thuế xuất nhập khẩu. Bạn có thể quan tâm tìm hiểu về dịch vụ hải quan của chúng tôi.
[vc_row][vc_column][vc_message color=”alert-info”]
BIEU THUE XNK 2015 Haiquan Info (14.1 MiB, 1451 lượt tải về)
Update file biểu thuế 2015 –HẢI QUAN QUẢNG NINH
Link mediafire: http://www.mediafire.com/download/hvaj7wacwoou2b9/BIEU+THUE+XNK+2015+%28ch%C6%B0a+update+bi%E1%BB%83u+thu%E1%BA%BF+NK+Acfta+Akfta+Aanzfta+Aifta%29.xlsx
Link Fshare: https://www.fshare.vn/file/M3AU6Z8T9G9L
Biểu thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2015, thực hiện theo các Thông tư sau:
– Thông tư số 173/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để thực hiện cam kết WTO năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015;
– Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 và các Thông tư sửa đổi Thông tư số 164/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính vẫn tiếp tục thực hiện từ ngày 01/01/2015 cho đến khi có Thông tư thay thế:
– Thông tư 165/2014/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
-Thông tư 166/2014/TT-BTC về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2015-2018 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
-Thông tư 167/2014/TT-BTC về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
-Thông tư 168/2014/TT-BTC về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Úc – Niu Di-lân giai đoạn 2015-2018 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
-Thông tư 169/2014/TT-BTC về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2015-2018 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
☻Bài học thì rất nhiều nhưng quan trọng là có nhớ được nó hay không. ☻Hãy loại bỏ từ "giá như" và những từ đồng nghĩa với nó ra khỏi cuộc sống.
Giới thiệu sách "Biểu thuế xuất khẩu - nhập khẩu ưu đãi năm 2022". Ngày 15/11/2021, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 101/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 57/2020/NĐ-CP và Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Theo đó, bổ sung 02 mặt hàng hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% gồm
- Quả và hạt có dầu để làm giống có Mã hàng là 9805.00.00 vào Danh mục nhóm hàng từ 98.01 đến 98.48 và nhóm hàng 98.50, 98.51, 98.52 tại điểm 1 khoản II Mục II Phụ lục II Nghị định 57/2020.
Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II là 1207.30.00, 1207.40.90, 1207.50.00, 1207.60.00, 1207.70.00, 1207.91.00, 1207.99.40, 1207.99.50, 1207.99.90.
- Engine ECU, loại sử dụng cho xe có động cơ có Mã hàng 9849.46.00 vào Danh mục nhóm hàng 98.49 tại điểm 2 khoản II Mục II Phụ lục II Nghị định 57/2020.
Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II là 8537.10.99.
Đồng thời, điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2020:
- Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế;
- Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế.
Nghị định 101/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 30/12/2021.
Nhằm giúp bạn đọc nắm bắt, áp dụng kịp thời vào công việc của mình. Nhà xuất bản Tài chính xuất bản cuốn sách: Biểu Thuế Xuất Khẩu - Nhập Khẩu Ưu Đãi Năm 2022
Sách Được Miễn Phí Cước Vận Chuyển Tận Nơi.
Điện thoại hỗ trợ đặt sách + Zalo: 0981153435 - 0912457239.